Tiểu luận Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới - pdf 13

Download Tiểu luận Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới miễn phí



Cũng giống như thương mại truyền thống, tranh chấp trong TMĐT cũng sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tương tự như được áp dụng đối với thương mại truyền thống, đó là thương lượng, trung gian-hòa giải, trọng tài và tòa án như đã nói ở trên. Tuy nhiên do có sự khác biệt cơ bản với thương mại truyền thống như đã nêu ở chương I nên cơ chế giải quyết tranh chấp trong TMĐT cũng có nhiều nét riêng, được thể hiện dưới đây đồng thời nó có những cơ chế giải quyết riêng rất đặc thù được thể hiện dưới đây.
 
Ở phần này, tác giả phân ra thành ba nhóm cơ chế giải quyết tranh chấp TMĐT: nhóm thứ nhất là các cơ chế trực tuyến gồm có: thương lượng, hòa giải, trọng tài trực tuyến; nhóm thứ hai là nhóm cơ chế tài phán là tòa án và nhóm thứ ba là các tổ chức được lập ra với mục đích giải quyết tranh chấp TMĐT.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37951/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chấp đến một công ty cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến theo như quy định đã được thông báo trong quy định dịch vụ của công ty. Công ty giải quyết tranh chấp trực tuyến liên hệ với hai bên và bắt đầu thảo luận trực tuyến. Tham gia giải quyết tranh chấp qua dịch vụ của Công ty giải quyết tranh chấp trực tuyến có ại diện của công ty sản xuất Trung Quốc và luật sư của công ty mua Mỹ. Nội dung và lập luận của hai bên được gửi cho nhau và cho công ty giải quyết tranh chấp. Bên bán lập luận rằng không có vấn đề nào rõ ràng như theo quan điểm của bên mua, còn bên mua cung cấp ảnh chụp hàng mẫu kiểm tra mà bên mua cho rằng có lỗi và chưa đạt. Luật sư của bên mua cho rằng giá phơi quần áo này vẫn có thể bán được, nhưng phải bán với một cái giá thấp hơn và đề nghị bên bán giảm giá đối với số hàng đó. Bên bán thừa nhận hàng hóa chưa được sản xuất với chất lượng tốt nhất như đã thỏa thuận. Cùng với quan điểm của Công ty dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến, hai bên thông nhất giảm giá hàng, sau đó công ty dịch vụ giải quyết tranh chấp thông báo lại việc giải quyết đạt cho Công ty trung gian sàn giao dịch để công ty này chuyển tiền thanh toán cho người bán và chuyển lại số tiền dư cho công ty mua. Vụ việc kết thúc. d. Tranh chấp liên quan đến bản quyền Nói đến TMĐT, không thể không nói đến tranh chấp đến bản quyền. Một loại hàng hoá đặc biệt của TMĐT là các dạng điện tử như phần mềm, nhạc online, sách điện tử..vv. Chính vì vậy nói đến TMĐT không thể không nói đến một vấn đề là Bản quyền đối với các ấn phẩm đó cũng như các tranh chấp liên quan đến bản quyền.
Tranh chấp giữa tui và Công ty Jelsoft Enterprises Ltd (Anh) liên quan đến bản quyền code Vbulletin
tui phát triển một diễn đàn tin học có domain là www.congdongtinhoc.com từ năm 2006. Code của website được mua bản quyền từ hãng Jelsoft Enterprises Ltd, trụ sở tại Anh. Hãng này chuyên phát triển code Vbulletin để tạo các diễn đàn với độ bảo mật và khả năng tương tác cao. Ngày 01/05/2008, Jelsoft gửi thư thông báo cho tui biết tui cần đóng phí duy trì bản quyền Vbulletin, thời hạn trả tiền là ngày 28/05/2008. Do thời gian này Việt Nam đang lạm phát cao, các ngân hàng hạn chế việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nên việc giao dịch mua hàng trên mạng bị hạn chế rất nhiều, do đó tui không thanh toán trả tiền cho Jelsoft được. tui có viết thư thông báo cho Jelsoft biết và đề nghị gia hạn cho 10 ngày để tui khiếu nại ngân hàng và tìm cách trả tiền cho Jelsoft. Tuy nhiên Jelsoft không trả lời thư của tui mà yêu cầu nhà cung cấp hosting mà tui thuê hosting là Bluehost Inc, trụ sở tại Hoa Kỳ dỡ bỏ trang web của tôi, để tình trạng treo Web. tui phải nhờ người bạn ở nước ngoài dùng thẻ Visa thanh toán hộ khoản phí duy trì bản quyền. Có một vấn đề ở đây là sau ngày 01/06/2008, Jelsoft tăng phí duy trì lên thành 100 USD, như vậy do lỗi của ngân hàng, hay do các chính sách của ngân hàng làm tui thiệt hại 20 USD và lâm vào tình trạng tranh chấp. Ngày 13/06/2008, tui nhờ bạn thanh toán cho Jelsoft 100 USD phí duy trì bản quyền, tuy nhiên do do bận công việc tui đã nhờ bạn tui down bản code Vbulletin mới để up lên host. Người bạn của tui ngoài việc up lên host của domain www.congdongtinhoc.com] còn dùng code này cho một site khác là www.salsavietnam.com. Việc sử dụng code vào một domain thứ hai là vi phạm quy định bản quyền của Jelsoft, hơn nữa hãng này có các đoạn code kiểm tra được việc chúng được up lên các site nào. Jelsoft ngay lập tức đã gửi thư thông báo cho tui và yêu cầu tui dỡ bỏ code vi phạm bản quyền ở site www.salsavietnam.com, nếu không Jelsoft sẽ buộc lòng phải xoá account của tôi. tui sau khi nhận được thư của Jelsoft đã yêu cầu người bạn xóa bỏ code vi phạm bản quyền để tránh việc vi phạm. e. Tranh chấp TMĐT liên quan đến yếu tố lừa đảo, tội phạm mạng Nói đến TMĐT không thể không nói đến tội phạm và lừa đảo mạng. Các nội dung này dẫn đến khá nhiều các vụ tranh chấp. Việc giải quyết các tranh chấp nay như tại Mỹ được chuyển đến cơ quan khiếu nại tội phạm mạng www.ic3.gov để yêu cầu giải quyết. Ở Việt Nam, các nội dung liên quan đến tội phạm, lừa đảo mạng chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản pháp luật có liên quan. Trước mắt, các vấn đề liên quan đến lừa đảo, tội phạm mạng, người bị thiệt hại do hành vi lừa đảo, tội phạm mạng cần yêu cầu cơ quan điều tra cảnh sát giúp đỡ giải quyết. II. Thực trạng giải quyết tranh chấp về TMĐT Cũng giống như thương mại truyền thống, tranh chấp trong TMĐT cũng sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp tương tự như được áp dụng đối với thương mại truyền thống, đó là thương lượng, trung gian-hòa giải, trọng tài và tòa án như đã nói ở trên. Tuy nhiên do có sự khác biệt cơ bản với thương mại truyền thống như đã nêu ở chương I nên cơ chế giải quyết tranh chấp trong TMĐT cũng có nhiều nét riêng, được thể hiện dưới đây đồng thời nó có những cơ chế giải quyết riêng rất đặc thù được thể hiện dưới đây. Ở phần này, tác giả phân ra thành ba nhóm cơ chế giải quyết tranh chấp TMĐT: nhóm thứ nhất là các cơ chế trực tuyến gồm có: thương lượng, hòa giải, trọng tài trực tuyến; nhóm thứ hai là nhóm cơ chế tài phán là tòa án và nhóm thứ ba là các tổ chức được lập ra với mục đích giải quyết tranh chấp TMĐT. 1. Giải quyết tranh chấp về TMĐT bằng cơ chế giải quyết trực tuyến (ODR-online dispute resolution) a. Thương lượng trực tuyến Trong tranh chấp TMĐT, các bên thường tiến hành thương lượng trực tuyến. Điều này cũng là đương nhiên vì các giao dịch TMĐT thường giá trị không lớn, các bên thường ở cách xa nhau… nên các bên phải sử dụng các phương tiện điện tử để liên lạc với nhau thay vì phải gặp mặt trực tiếp. Về cơ bản, thương lượng trực tuyến vẫn tương tự như thương lượng giải quyết tranh chấp thông thương, nhưng nó có một số điểm khác biệt cơ bản như sau: Thứ nhất, các bên trao đổi thông tin qua hệ thống mạng máy tính, hay các phương tiện truyền tin hiện đại để giảm thiểu thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp. Các cách thức tiến hành liên lạc thường là: email, họp trực tuyến, hội thảo trực tuyến. Thứ hai, không có sự gặp mặt của hai bên, mà hai bên sẽ trao đổi vụ việc với nhau qua môi trường ảo. Điều này dẫn đến việc là việc trao đổi thông tin rất nhanh chóng tuy nhiên việc quyết định giải quyết tranh chấp lại thường mất thời gian hơn các bên mong đợi. Thứ ba, trao đổi thông tin liên lạc của hai bên thay thay vì được lập thành báo cáo cuộc gặp giải quyết tranh chấp thì sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của hai bên, chẳng hạn như trong thư Email, phòng trao đổi online, cơ sở dữ liệu ..vv. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bên trong việc đảm bảo tính riêng tư cũng như việc sử dụng làm căn cứ trong trường hợp các bên chưa thể giải quyết được tranh chấp, hay có thể truy suất kịp thời để tìm hiểu vụ việc. Tuy nhiên giá trị pháp lý của cơ sở này còn phụ thuộc vào năng lực kỹ thuật của hai bên cũng như những hành lan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status