Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp miễn phí



Hiệp định TRIPs đã cụ thể hoá quy định này tại Điều 17. Theo đó, nếu việc sử dụng là điều khoản để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có thể bị đình chỉ hiệu lực sau 1 thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc sử dụng. Thời hạn này được đặt ra nhằm tạo cho chủ sở hữu nhãn hiệu thời gian và cơ hội đủ để chuẩn bị cho việc sử dụng thích hợp, có tính đến thực tế là trong nhiều trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu phải sử dụng nhãn hiệu của mình ở nhiều nước. Và Hiệp định cũng quy định: “những điều khoản khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hay các yêu cầu khác của Chính fủ đối với hàng hóa hay dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do chính đáng đối với vệc không sử dụng.”. Như vậy, biện minh của chủ sở hữu nhãn hiệu về việc không sử dụng có thể được chấp nhận nếu điều đó là do các hoàn cảnh kinh tế hay pháp lý vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu, ví dụ nếu Chính fủ có các quy định cấm hay trì hoãn nhập khẩu các hàng hoá gắn nhãn hiệu. Mặt khác để đbảo việc thực thi các quy định này, Điều 20 Hiệp định TRIPs đã quy định các nước thành viên “Không được đưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở 1 cách bất hợp lý đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như yêu cầu sử dụng kết hợp với 1 nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng dưới hình thức đặc biệt hay sử dụng theo 1 cách nào đó làm hại đến khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của 1 doanh nghiệp với hàng hóa hay dịch vụ của các doanh nghiệp khác ”


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37943/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
I. Tổng quan về Công ước Paris và Hiệp định TRIPs
Nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1873 tại hội chợ sáng chế quốc tế ở Viennie. Sau đó, ngày 20/3/1883 Công ước Paris đã được ký kết với sự tham gia của 14 nước thành viên. Đây là Công ước quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên về bảo hộ SHCN. Từ khi ký kết đến nay, Công ước đã qua 7 lần sửa đổi. Mục đích của Công ước Paris là nhằm xây dựng điều khoản có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… của công dân các nước thành viên Công ước, đồng thời xây dựng 1 số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN tại các nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật SHCN của các nước thành viên. Công ước được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1979 với 30 điều khoản.
Hiệp định TRIPs được ký kết 15 năm sau lần sửa đổi cuối cùng của Công ước Paris (15/4/1994), trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định TRIPs đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 1 trong những điều khoản để các nước chưa là thành viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đủ các yêu cầu của TRIPs. Hiệp định TRIPs gồm 73 điều được chia thành 7 phần. Mục đích của TRIPs là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối thiểu mà các nước thành viên của hiệp định có ngvụ phải tuân theo, thành lập 1 khung pháp lý trách nhiệm, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền SHTT trong đó có quyền SHCN. Tuy nhiên việc tập trung chủ yếu vào khía cạnh KT - thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp khác để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là sự khác biệt cơ bản của TRIPs so với các công ước, hiệp định trước đó.
II. Mối quan hệ giữa Công ước Paris và Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền SHCN.
Khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPs ghi nhận “đối với các phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967).” Theo đó, các phần quy định về bảo hộ SHCN được quy định trong Hiệp định TRIPs phải tuân thủ các quy định từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 Công ước Paris.
Như vậy, có thể khẳng định rằng Hiệp định TRIPs có mối quan hệ không thể tách rời với Công ước Paris. Các quy định của công ước Paris là cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên đặt nền tảng cho việc bảo hộ quốc tế quyền SHCN. Từ đó các nước thành viên WTO đã đi đến những thỏa thuận xây dựng 1 khung pháp lý hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHCN với mục đích các quyền này được thực thi phù hợp, hiệu quả trong thực tế hiện nay, đặc biệt là về khía cạnh thương mại. Điều này thực chất chúng ta cũng cũng có thể thấy rõ ngay trong chính tên gọi của Hiệp định TRIPs (The Agreement on Trade Related Aspects của Intellectual Property Rights) - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Từ đây, chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPs và Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN là sự kế thừa và phát triển. Sự kế thừa và phát triển này được thể hiện rất rõ trong các quy định của Hiệp định TRIPs.
Các nguyên tắc cơ bản, phạm vi bảo hộ SHCN của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs
Như đã nêu ở trên, khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPs đã khẳng định rằng toàn bộ các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ sở hữu công nghiệp theo Công ước Paris được thừa nhận trong Hiệp định TRIPs. Đó là các nguyên tắc đối xử quốc gia đối với công dân các nước thành viên của Liên minh, nguyên tắc được đối xử tương đương công dân các nước thành viên của Liên minh. Thêm vào đó, Khoản 3 Điều 1 Hiệp định TRIPs khẳng định các thành viên của WTO đều là thành viên của Công ước Paris (1967)(1) Đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ tương ứng, các công dân of các Thviên khác được hiểu là những thể nhân và fáp nhân nào đáp ứng các đk để nhận được sự bảo hộ qđịnh trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp, như thể tất cả các Thviên of WTO đều là Thviên of các Công ước, Hiệp ước đó.
. Như vậy, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ tối huệ quốc được ghi nhận tại Hiệp định TRIPs cũng chính là sự phát triển từ hai nguyên tắc trên, đồng thời các ngoại lệ được quy định trong Công ước Paris cũng phải được các thành viên WTO lưu ý tới: “Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ[3], trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967)…”(khoản 1 Điều 3 Hiệp định TRIPs).
Về đối tượng bảo hộ SHCN, theo Công ước Paris thì đối tượng bảo hộ SHCN bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hay tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh (Điều 1(2) Công ước Paris). Thừa nhận những đối tượng bảo hộ này, đồng thời TRIPs mở rộng thêm 1 đối tượng được bảo hộ nữa đó là thiết kế bố trí mạch tích hợp. Thêm vào đó, để đbảo chống cạnh tranh không lành mạnh, TRIPs đưa ra những quy định bảo hộ đối với bí mật kinh doanh.
Quyền ưu tiên: đây là quy tắc hết sức quan trọng bảo hộ quyền SHCN mà Hiệp định TRIPs được kế thừa từ Công ước Paris. Theo đó, chủ thể nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở 1 đơn chính thức xin bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được nộp ở 1 nước thành viên của công ước trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế, 6 tháng đối với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp). Người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được coi như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.(2) Xem Điều 4, Công ước Paris.
Từ mối quan hệ các giữa nguyên tắc cơ bản và phạm vi bảo hộ quyền SHCN mà trong từng chế định cụ thể với từng đối tượng bảo hộ chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng hơn mối quan hệ kế thừa và phát triển giữa Hiệp định TRIPs và Công ước Paris:
Những quy định cụ thể về bảo hộ quyền SHCN của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs.
Nhãn hiệu
Phạm vi được bảo hộ:
Cả hiệp định TRIPs và Công ước Paris đều quy định việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo Điều 6sexies Công ước Paris thì: “Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ. Các nước này không bị bắt buộc phải định ra v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status