Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự - pdf 13

Download Luận văn Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự miễn phí



Tự nguyện là gì? Là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan bên trong với biểu hiện bên ngoài của mong muốn đó thông qua một hình thức nhất định (văn bản của hợp đồng). Mong muốn chủ quan của người tham gia hợp đồng bảo hiểm được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức văn bản của hợp đồng bảo hiểm. Nếu việc tham gia hợp đồng cũng như các thoả thuận về nội dung của hợp đồng được ghi nhận trong văn bản đó không phải là ý nguyện đích thực của các bên tham gia hợp đồng thì hợp đồng đó bị coi là được thiết lập không có sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng. Trên thực tế, để xác định trường hợp nào được coi là đã có sự thống nhất là điều rất khó. Vì vậy, pháp luật nước ta quy định theo hướng mặc nhiên suy đoán là tất cả các hợp đồng đều được giao kết dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể. Khi các bên đã cam kết thoả thuận và ký tên vào văn bản của một hợp đồng bảo hiểm thì đều được coi là đã tự nguyện giao kết hợp đồng đó. Người nào cho rằng hợp đồng bảo hiểm được giao kết không dựa trên ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia thì phải chứng minh được là hợp đồng đó được giao kết trong những trường hợp sau:


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37938/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hay ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm”.
Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có ưu điểm là làm cho nhà bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa trong từng tình huống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể. Mặt khác, nhà bảo hiểm cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhau cho phù hợp với thị trường. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định giới hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảo hiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họ phải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với người thứ ba.
5.2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải bồi thường hay không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Việc xác định thiệt hại không được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phần loại trừ này nhằm hạn chế phạm vi những thiệt hại có thể xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi lẽ, nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế thì tần suất rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự kiện bảo hiểm trong một hợp đồng luôn có thể xảy ra. Thông qua phần loại trừ này, doanh nghiệp bảo hiểm giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp lý vì nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế mức phí sẽ phải rất cao, như vậy sẽ hạn chế khả năng tham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có nhu cầu bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều khoản bắt buộc phải có của hợp đồng bảo hiểm nói chung và đã được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cũng như pháp luật về Bảo hiểm của các nước đều quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những nội dung không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm. Bởi vì: Điều khoản loại trừ được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hay trả tiền bảo hiểm (còn gọi là giải quyết quyền lợi bảo hiểm) trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi bảo hiểm bằng những hành vi cố ý. Nói cách khác, doanh nghiệp bảo hiểm không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi chứng minh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính từ việc mua bảo hiểm. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, lợi ích của các khách hàng trung thực đồng thời bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cũng như đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ: sóng thần, những trận động đất, núi lửa... thiệt hại vô cùng lớn. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm cho các trường hợp này thì rất có thể sẽ đưa đến việc mất khả năng thanh toán do cùng một lúc phải chi trả một khoản tiền quá lớn. Do đó, khi tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ rủi ro thông thường doanh nghiệp bảo hiểm cần quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp này nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh, cũng chính là bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng. Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cả những thảm hoạ như động đất, núi nửa… là vì họ đã tính phí bảo hiểm cho rủi ro đối với những thảm hoạ này (dù trên thực tế những rủi ro mang tính thảm hoạ rất khó đoán và định lượng). Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng điều khoản loại trừ đối với các trường hợp như: chiến tranh, nội chiến, bạo động, nổi loạn, các hoạt động thể thao nguy hiểm, ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnh tật, tàn tật có sẵn…
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được pháp luật quy định tương ứng với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể, trên cơ sở đó các doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể hoá phần loại trừ trong các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xác định điều khoản loại trừ đã được pháp luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ. Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không liệt kê các điều khoản loại trừ nhưng tại Điều 11 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC quy định:
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hay lái xe, hay của người bị thiệt hại;
2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe và/hay lái xe cơ giới;
3. Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe;
4. Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hay bị cướp trong tai nạn;
6. Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Trong những trường hợp nói trên, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm (Khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Mỗi hợp đồng bảo hiểm có nội dung cụ thể khác nhau, song khi các hợp đồng bảo hiểm được thiết lập và có hiệu lực thì đều xác lập mối quan hệ nghĩa vụ giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. “Vì vậy, quyền của bên bảo hiểm là sự đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm,...” [9, tr.188].
Việc lựa chọn giao kết hợp đồng bảo hi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status