Tiểu luận Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài - pdf 13

Download Tiểu luận Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Khái niệm pháp nhân, pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân 1
II. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài 2
1. Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài 2
2. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam 3
2.1. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 3
2.1.1. Chủ thể và lĩnh vực đầu tư 3
2.1.2. Hình thức đầu tư 3
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian đầu tư tại Việt Nam 4
2.2. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài không thuộc diện đang đầu tư tại Việt Nam 6
III. Thực trạng pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giải pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam 7
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37946/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế chung trên thế giới là quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống, đặc biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh; các nước đều phải thực hiện chính sách mở cửa nhằm tranh thủ vốn, khoa học – kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến tiến của nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mình hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, hoạt động của các pháp nhân nước ngoài ở mỗi nước sẽ ngày càng sôi động. Và việc tìm hiểu hoạt động của pháp nhân nước ngoài để từ đó xây dựng một quy chế pháp lý đầy đủ và thoáng hơn đối với pháp nhân nước ngoài là một vấn đề rất quan trọng trong tư pháp quốc tế.
NỘI DUNG
Khái niệm pháp nhân, pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Không phải bất kỳ tổ chức nào cũng được công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật của Nhà nước quy đinh hay tồn tại trên thực tế và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân. Thông thường, một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nơi mà nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách phâp nhân ở nước khác. Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Đối với Việt Nam, tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài.
Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa Nhà nước với một pháp nhân nhất định. Mối quan hệ đó được thể hiện trong hoạt động ở nước ngoài, pháp nhân sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt ngoại giao, đồng thời việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản trong các trường hợp này sẽ được tuân theo quy định của pháp luật nước nơi pháp nhân mang quốc tịch...Pháp luật của các nước trên thế giới hiện nay không có sự thống nhất trong việc đưa ra tiêu chí để xác định quốc tịch của pháp nhân, chính điều này dẫn đến xung đột pháp luật trong pháp luật các nước. Các tiêu chí phổ biến được các nước trên thế giới sử dụng làm căn cứ xác định quốc tịch pháp nhân đó là: theo trung tâm quản lý cả pháp nhân (Pháp, Đức,...); Theo nơi đăng kí điều lệ của pháp nhân khi thành lập (Anh, Mỹ,...); Theo nơi thành lập (Nga, Đông Âu,...)...
Đối với Việt Nam, pháp luật không có điều khoản nào quy định các nguyên tắc riêng để xác định quốc tịch của pháp nhân, nhưng nếu xem xét các quy định khác của pháp luật như: tại khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”; khoản 20 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 “Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”; và khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005 “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hay được pháp luật nước ngoài công nhận”....Như vậy, pháp luật Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lập của pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài hay doanh nghiệp liên doanh thành lập theo Luật đầu tư 2005 thì đều mang quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra những pháp nhân không có quốc tịch Việt Nam thì đều coi là pháp nhân nước ngoài.
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước đó. Tuy nhiên, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước nào đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở tại tuỳ từng trường hợp vào quy định của pháp luật nước sở tại nhưng các vấn đề về tổ chức, nội bộ, giải thể…thì vẫn theo quy định của pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.
Việc cho pháp nhân nước ngoài vào hoạt động hay không, cho phép vào để tiến hành những hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, ở phạm vi nào, cho pháp nhân đó hưởng thêm những quyền gì và có những nghĩa vụ gì cụ thể, là quyền của nước sở tại ký kết hay tham gia, ví dụ như : Theo Điều 16, Luật Thương mại 2005 thì pháp nhân nước ngoài chỉ có thể hoạt động ở Việt Nam dưới hai hình thức: Chi nhánh và Văn phòng đại diện. Cách thức thành lập và hoạt động của chi nhánh và văn phòng thay mặt cho  thương nhân nước ngoài được quy định chi tiết tại: Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 28/09/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP. J,
Như vây đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn được thể hiện trước hết là cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân theo hệ thống pháp luật của hai quốc gia là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật nơi pháp nhân hoạt động, trước hết là tuân theo pháp luật của nước sở tại.
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài thể hiện ở chỗ nếu quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân đó được nhà nước của mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
Do chế độ chính trị, chính sách kinh tế đối ngoại của nước sở tại, vai trò của vốn, công nghệ, kĩ thuật nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại. Do đó nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở các nước là không giống nhau.
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế độ đãi ngộ quốc dân (đãi ngộ như pháp nhân nước sở tại), chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt. Việc áp dụng chế độ nào trong từng lĩnh vực cụ thể tuỳ từng trường hợp quy định của pháp luật nước sở tại ký kết hay tham gia. Thực tiễn cho thấy các nước thường xây dựng quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài trên cơ sở chế độ đãi ngộ quốc; trong các lĩnh vực khác trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay đãi ngộ đặc biệt.
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hay tham gia. Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 765 – Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status