Tiểu luận Đánh giá quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Đánh giá quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay miễn phí



Mục lục
 
Phần 1: Giới thiệu về chuyên đề 1
PHầN 2: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 2
1. Khái quát về cổ phần hoá 2
1.1. Khái niệm về cổ phần hoá 2
1.2. Các hình thức cổ phần hóa 3
1.3. Mục tiêu của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước 3
1.4. Đối tượng và điều kiện mua để cổ phần 3
a) Các đối tượng sau đây được quyền mua cổ phần hóa ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa 3
b) Điều kiện 3
1.5. Tiến trình chỉ đạo cổ phần hoá 4
2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 6
Phần 3: Kết quả xử lý thông tin thu thập 12
1. Những kết quả đạt được sau khi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa 12
2. Những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện CPH DNNN 14
3. Những vướng mắc cần giải quyết 15
Phần 4: Nhận xét và kiến nghị 18
1. Nhận xét 18
1.1. Về hệ thống chính sách 18
1.2. Năng lực và trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế 18
1.3. Trong công tác chỉ đạo 19
1.4. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh ở hậu cổ phần hoá 19
2. Những kiến nghị và đề xuất 21
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37985/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n hoá, 17 doanh nghiệp theo loại hình bán, 41 doanh nghiệp theo loại hình khoán, còn 30 doanh nghiệp là giải thể. Đến năm 2002, ta cổ phần hoá 139 doanh nghiệp trong đó 116 doanh nghiệp theo loại hình cổ phần hoá, 5 doanh nghiệp theo loại hình bán, 13 doanh nghiệp theo loại hình khoán còn lại 5 doanh nghiệp theo hình thức giải thể. Nếu tính theo quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu nhà nước theo cơ quan chủ quản thì năm 2001 có 25 doanh nghiệp thuộc các bộ chủ quản (bằng 8,3% tổng số doanh nghiệp chuyển đổi), 255 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố quản lý (bằng 88,2%) và 8 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty quản lý (3,5%). Đến tháng 9/2002 số doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu thuộc các bộ chủ quản là 30 trong tổng số 139 doanh nghiệp (xấp xỉ 21,5%), 96 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố (xấp xỉ 69%) và 13 thuộc các tổng công ty (xấp xỉ 9,5%).
Tính hết ngày 31/05/2001,trong số các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, số doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng chiếm 35%, từ 1-5 tỷ đồng chiếm 38,5%, từ 5-10 tỷ đồng chiếm 20,4% và trên 10 tỷ chiếm 6,1%. Hiện tại, nhà nước có cổ phần ở 367 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chiếm 59,2%. Số công ty cổ phần nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ là 49 đơn vị (chiếm 8%) trong đó số phần trăm cổ phần nhà nước nắm giữ cao nhất là 80% và thấp nhất là 4,9%. Về cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có 57% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông...38% thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, 5% thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản.
Về thị trường chứng khoán, sự ra đời của thị trường chứng khoán là một điều tất yếu, góp phần tạo ra một thị trường vận hành một cách đồng bộ, với sự hoạt động của thị trường hàng hoá, thị trường lao động và thị trường vốn. Thị trường chứng khoán giúp các công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp nói chung điều tiết được việc phát hành cổ phiếu hay chứng khoán phù hợp với thị trường. Mặt khác, nó thúc đẩy công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả kinh tế hơn, đoàng hoàng hơn. Bởi lẽ, với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để bán được cổ phiếu, không có cách nào khác là những nhà quản lý các công ty cổ phần phải tính toán, làm ăn đoàng hoàng và hiệu quả kinh tế. Dân chúng chỉ mua cổ phiếu của những công ty kinh doanh đoàng hoàng và thành đạt.
Xây dựng thị trường chứng khoán trên cơ sở các doanh nghiệp mà nhà nước cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên đây mới chỉ là giải pháp mang tính đột phá nhằm góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Tổng kết đến tháng 9/2002, cả nước ta đã có khoảng 990 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, trong đó 167 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, 751 doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố, 72 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90-91. Tuy nhiên so với chỉ tiêu đặt ra chỉ tiêu này chỉ chiếm 48% (trong chỉ tiêu 2000 doanh nghiệp được cổ phần hoá). Số các doanh nghiệp nhà nước từ 12300 doanh nghiệp (1991) đến nay còn khoảng 5200 doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp GDP tăng từ 36,5% đến 42%, đóng góp 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhà nước rút được gần 1500 tỷ đồng để đầu tư vào những nơi cần thiết, huy động được 2500 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần nhà nước, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hoá và phát huy vai trò chỉ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính đến tháng 5-2006, trong 15 năm qua, nước ta đã thực hiện cổ phần hóa được 2.935 nhàn rỗi trong xã hội vào đầu tư kinh doanh. Quy mô của doanh nghiệp CPH được mở rộng, số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được CPH tăng mạnh. Việc gắn kết CPH DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán đã góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, đồng thời là nhân tố thúc đẩy sự phát triển hơn trước trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hầu hết, các doanh nghiệp đã CPH đều là doanh nghiệp Nhà nước. Thông qua CPH đó huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn hoạt động hiệu quả.
Tính riêng năm 2007, 82 DNNN đã cổ phần hóa, chỉ đạt 21% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, theo điều tra của công ty tư vấn đầu tư và kinh doanh Hà Minh thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ và hợp tác của Ngân hàng Thế giới, Viện quản lý kinh tế TW và ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc văn phòng cổ phần thì sau khi cổ phần thì sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp đã đạt được các chỉ tiêu sau:
- Về tài chính: Hơn 90% doanh nghiệp khẳng định tình hình tài chính tốt hơn so với trước, 78% các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có doanh thu tăng so với trước đây, 83%số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có vốn kinh doanh so với trước, 91% số doanh nghiệp có lãi .
- Về vấn đề lao động và động lực lao động: Hơn 80% doanh nghiệp sau cổ phần hoá có chuyển biến rõ rệt về thu nhập cho người lao động và cán bộ quản lý. Về sự quan tâm của quản lý và lao động về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cũng chuyển biến rõ rệt, động lực làm việc tăng. Nếu xét theo tỷ suất doanh thu trên tổng số lao động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá ta thấy: Có đến 75% số các doanh nghiệp có năng suất lao động tăng. Với các doanh nghiệp có năng suất lao động giảm ta thấy có nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng lao động do doanh nghiệp mở rộng quy mô. Mức sinh lời của lao động (được tính trên cơ sở so sánh lợi nhuận với tổng số lao động) cũng tăng với số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 70%. Số lượng lao động của các doanh nghiệp hầu hết đều có sự biến động theo xu hướng tăng (78% số doanh nghiệp) và đều cùng đi với việc sử dụng có hiệu quả. Mức độ giải quyết công ăn việc làm cho số lao động cũ cũng được các doanh nghiệp giải quyết tối đa. Kết quả tính toán chung cho thấy có tới 60% số lao động ở các doanh nghiệp hiện nay là số lao động cũ từ các doanh nghiệp hiện nay là số lao động cũ từ các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá chuyển sang.
- Về vấn đề công nghệ, sản phẩm và thị trường: Khoảng 70% doanh nghiệp sau cổ phần hoá có sự nâng lên về trình độ kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ. Hầu hết doanh nghiệp đều có nỗ lực mở rộng thị truờng tiêu thụ, cải tiến kỹ thuật vận dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tất cả các số liệu trên là những tín hiệu rất đáng khích lệ chứng tỏ tính đúng đắn trong đường lối của Đảng và nhà nước và tính tất yếu của cổ phần hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích kể trên quá trình cổ phần hoá vẫn còn chứa đựng một số những tồn tại bất cập đó là:
- Sau 15 năm triển khai mới CPH được 12% số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp là quá nhỏ bé. Nhà nước giữ cổ phần vẫn nhiều( bình quân 46,5%) đặc biệt là vẫn nắm chi phối tới 38% số doanh nghiệp CPH.Còn nhiều doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn hoạt đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status