Tiểu luận Tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam miễn phí



Người bị áp dụng biện pháp tạm gian bị tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định. Do vậy để đảm bảo được những quyền và lợi ích trên của công dân, yêu cầu về pháp luật của biện pháp tạm giam được thể hiện ở chỗ : Người ký lệnh tạm giam phải là người có thẩm quyền do Luật quy định. Khi xem xét ra lệnh tạm giam phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng minh là đối tượng bị áp dụng tạm giam theo Bộ luật tố tụng hình sự, các chứng cứ có thể thu thập từ nhiều nơi, nhiều nguồn, nhưng không được dựa trên những chứng cứ Pháp luật không quy định. Hay các tài liệu chưa được thẩm tra, xác định mà chỉ dựa trên ý chí chủ quan, động cơ mục đícha cá nhân để ra lệnh tạm giam. Sẽ dẫn đến trường hợp giam giữ người vô tội và làm lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện cho con người và cho xã hội.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37927/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
í nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao. Nó đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN.
Sử dụng biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như : quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại... thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng tràn lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định và khi cần thiết mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hay có dấu hiệu của tội phạm bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự bao gồm : bắt, tạm giữ, tạm giam, cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm. Do vậy tạm giữ, tạm giam là một trong số biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.
2. Khái niệm tạm giam :
Trong quá trình tiến hành tố tụng, để đảm bảo cho việc phát hiện, tìm ra kẻ phạm tội. Xác định tội phạm không để lọt kẻ phạm tội và phục vụ công tác xét xử người phạm tội được chính xác, nghiêm minh, các cơ quan và những người có thẩm quyền theo pháp luật quy định áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
Tạm giam là việc thể hiện sự bắt buộc của nhà nước đối với bị can bị cáo, sự bắt buộc đó thể hiện ở chỗ biện pháp tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, do các cơ quan có chức năng thẩm quyền thực hiện. Mặt khác nó còn thể hiện việc hạn chế các quyền tự do của người bị áp dụng biện pháp tạm giam trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, biện pháp tạm giam trong Tố tụng hình sự cũng thể hiện tính chất ngăn chặn một cách rõ nét.
Việc quy định của Pháp luật về tạm giam cũng được quy định cụ thể về thẩm quyền như : Chỉ có Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Trưởng công an, phó Trưởng công an cáp huyện, thành phố, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân mới có quyền ra lệnh tạm giam.
Thực tế việc tạm giam làm hạn chế đi một số quyền công dân của người bị tạm giam, nhưng không phải là bị Luật pháp tước bỏ hết các quyền công dân của người bị tạm giam mà người bị tạm giam vẫn còn bị tước bỏ một số quyền theo luật định của người bị tạm giam chỉ dẫn ra trong một thời gian nhất định do các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành theo luật định.
“Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ Luật hình sự đã quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hay cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể tiếp tục phạm tộ”.
Khi áp dụng biện pháp tạm giam, mục đích là để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao. Là một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Toà áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành con người tốt có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội với hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, góp phần đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
Tạm giam cũng khác với “giam giữ hành chính” là một biện pháp phạt đối với người vi phạm hành chính. Các cấp thẩm quyền áp dụng biện pháp giam giữ hành chính để nhằm giáo dục họ về ý thức tuân thủ pháp luật chứ không nhằm ngăn chặn tội phạm.
Từ đó, tạm giao và tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự nhưng tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc hơn tạm giữ. Thời gian tạm giam dài hơn thời gian tạm giữ và cũng khác nhau về đối tượng. Đối tượng của biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo : Còn đối tượng của biện pháp tạm giữ là người chưa bị khởi tố, họ bị bắt tạm giữ hành chính, tạm giữ trong những trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang.
II/- ý nghĩa và yêu cầu tạm giam.
1. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự :
* Tạm giam tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tinh thần nghị quyết 09 của Chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và xử lý là một nghiệp vụ quan trọng và khó khăn đối với các cơ quan điều tra và các cơ quan thẩm quyền chức năng. Để đem lại hiệu quả cao đối với công tác điều tra và xử lý, các cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự. Trong đó biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết.
Tạm giam với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm xảy ra nhằm hạn chế và tránh được những thiệt hại mà các loại tội phạm có khả năng gây ra cho các đối tượng và các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Biện pháp tạm giam còn giúp cho quá trình điều tra vụ án bằng các hoạt động như khám xét, hỏi cung bị can... tránh được những cản trở do người phạm tội có khả năng gây ra.
Như vậy, biện pháp tạm giam đã có ý nghĩa thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
Tạm giam : Góp phần vào việc đảm bảo thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền cơ bản khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dan. Quyết định hay phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân. Trừ trường hợp phạm tội quả tang. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân”.
Ngoài ra Hiến Pháp 1992 còn ghi nhận các quyền cơ bản khác của công nhân như quyền đi lại tự do cư trú ... Điều 68 Hiến pháp, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở... thư tín, và việc quy định về khám xét chỗ ở... Điều 73. Với các qui định của Hiến pháp nói chung và các quy định về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng, đã th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status