Tiểu luận Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính miễn phí



MỤC LỤC
A. MỤC LỤC
B. LỜI MỞ ĐẦU
C. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước và quy phạm pháp luật hành chính.
2. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
3. Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật
II. PHÂN TÍCH.
1. Phân tích vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng quy phạm pháp luật hành chính.
2. Phân tích vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây thực thi quy phạm pháp luật hành chính.
3. Đánh giá về vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính hiện nay.
D. KẾT BÀI
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37988/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ây dựng từ những đặc điểm:
Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau.
Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lí nhất định.
Chúng ta nhận thấy rằng ngay từ đặc điểm của các quy phạm pháp luật hành chính phần nào cũng đã nêu được vai trò chủ đạo của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hành chính này.
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Việc phân tích vai trò của cơ quan hành chính nhà nước yêu cầu chúng ta phải hiểu rõ hệ thống về các cơ quan hành chính nhà nước. Chúng ta biết rằng việc thành lập các cơ quan hành chính nhà nước phải theo pháp luật quy định, theo pháp luật hiện hành thì hệ thống cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
- Chính phủ:
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức chính phủ năm 2001 thì cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm có: các bộ và cơ quan ngang bộ. Theo quy định hiện hành thì có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Theo quy định tại điều 3 thì chính phủ gồm có: Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ (hiện nay có 5 phó thủ tướng).
Ủy ban nhân dân các cấp: (có ba cấp)
UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương - gọi chung là cấp tỉnh).
UBND Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã (hiện nay 48 thành phố thuộc tỉnh,47 quận, 46 thị xã và 556 huyện - gọi chung là cấp huyện).
UBND Xã, phường, thị trấn (hiện nay 1366 phường, 625 thị trấn, 9121 xã - gọi chung là cấp xã).
Các căn cứ này dựa trên quy định của pháp luật:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung.
Luật tổ chức chính phủ năm 2001.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004.
Nghị quyết số: 01/2007/QH12 về cấu tổ chức của chính phủ và số phó thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ khóa XII.
Nghị quyết số: 02/2007/QH12 Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ nhiệm kỳ khóa XII.
Trên đây là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam theo pháp luật hiện hành, và hệ thống các quy định của pháp luật về cơ cấu của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là cơ sở để phân tích và đánh giá về vai trò của các cơ quan này trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật.
Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật.
Vai trò trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hành chính.
Chúng ta thấy rằng “xây dựng” có thể hiểu là tạo dựng nên, làm nên hay làm hoàn chỉnh hơn vấn đề. Vậy theo cách hiểu này thì xây dựng các quy phạm pháp luật hành chính đó chính là hoạt động làm nên, tạo nên hay làm hoàn chỉnh hơn các quy phạm pháp luật hành chính hay chính xác hơn đó chính là các văn bản quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế nói chung các vai trò xây dựng các quy phạm pháp luật đó gồm có:
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sẽ có vai trò chỉ đạo, xây dựng các dự án luật, dự án pháp lệnh, và trình các dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sẽ có vai trò ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh của các cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định của Chủ tịch nước và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sẽ có vai trò rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hay đình chỉ việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định.
Có thể nói rằng đây là những vai trò nói chung của các cơ quan hành chính nhà nước, còn tùy thuộc vào chức năng, thẩm quyền mà mỗi cơ quan hành chính nhà nước lại có những vai trò khác nhau trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hành chính, mà trong phần phân tích dươi đây chúng ta sẽ cùng làm rõ.
Vai trò trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính.
Chúng ta thấy rằng “thực hiện” có thể hiểu là làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm và hành động cụ thể. Vậy chúng ta thấy rằng thông qua đây có thể hiểu được thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính đó chính là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm làm cho các quy phạm pháp luật hành chính đó đi vào thực tế quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở nhiệm vụ và thẩm quyền của mình. Vậy có thể thấy rằng vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính thể hiện như sau:
Các cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của mình để thực thi các quy phạm pháp luật hành chính, đưa các quy phạm pháp luật này đi vào thực tế, triển khai thực thi trên khắp cả nước thông qua hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quyết định các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với các cơ quan quyền lực nhà nước về việc triển khai và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức và lãnh đạo các công tác thanh tra các cấp, các ngàng thuộc thẩm quyền, tổ chức và chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Đình chỉ việc thi hành hay bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp dưới trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên.
Các cơ quan hành chính nhà nước còn căn cứ các quy định của pháp luật về thẩm quyền của mình để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới.
Trên đây là các vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi các quy phạm pháp luật hành chính. Đây là những căn cứ để chúng ta có thể phân tích cụ thể hơn các vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính.
PHÂN TÍCH.
Phân tích vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng quy phạm pháp luật hành chính.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế thì những vai trò này của các cơ quan hành chính nhà nước diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thể đất nước thông qua hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, trên căn cứ là các quy định của pháp luật. Vậy những vai trò xây dựng các quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cụ thể như thế nào thì chúng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status