Vấn đề nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI.

Theo quan điểm chung, nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con nuôi ở gia đình khác trong cùng một nước hay ở ngoài nước, nhằm mục đích xác lập mối quan hệ cha mẹ và con, giữa người nuôi và con nuôi với mục đích đảm bảo cho người được nhận nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Nôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một loại hình nuôi con nuôi mà trẻ em không còn ở nước gốc mà ra nước ngoài làm con nuôi với cha mẹ nuôi cùng hay khác quốc tịch. Trẻ em Việt Nam được công dân nước ngoài nhận làm con nuôi thì được coi là con nuôi quốc tế hay con nuôi nước ngoài.
Nuôi con nuôi là hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới. Trong Bộ luật Hammurabi, một trong những bộ luật thành văn cổ xưa nhất đã chứa đựng những quy định về nuôi con nuôi, đặc biệt với đối tượng trẻ em bị bỏ rơi. Mục 106 của Bộ luật này đã quy định: Trước khi đàn ông có thể nuôi một đứa trẻ bị bỏ rơi, ông ta phải tìm cha mẹ đẻ của nó, nếu tìm thấy thì phải trả đứa trẻ cho họ. Như vậy, có thể thấy giải pháp tốt nhất mà xã hội giành cho trẻ em ( Từ cổ xưa đến hiện đại) vẫn là “ưu tiên trước hết đối với trẻ là được chăm sóc bởi chính cha mẹ đẻ , được sống trong môi trường gia đình ruột thịt của mình” (Điều 3 Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc).
Trong hệ thống pháp luật La Mã cổ đại thì vì mục đích của nhận con nuôi con nuôi chủ yếu để duy trì dòng họ, thờ cúng tổ tiên và thừa kế tài sản.
Thời kỳ cách mạng tư sản việc nuôi con nuôi đã có ý nghĩa về mặt xã hội. Gia đình nào càng đông con thì càng hạnh phúc.
Vấn đề con nuôi cũng được đề cập đến trong Bộ luật dân sự Napoleon 1804 – Bộ luật ra đời đánh dấu nền lập pháp hiện đại. Theo quan điểm của bộ luật này – điều trái ngược với mong muốn của Napoleon – thì việc nuôi con nuôi bị hạn chế. Nó đã xóa bỏ đối tượng con nuôi là trẻ vị thành niên, chỉ cho phép con nuôi là người đã trưởng thành và đã được chăm sóc trong gia đình cha mẹ nuôi 6 năm. Người nuôi phải từ 50 tuổi trở lên và không có con nối dõi. Như vậy, giải pháp nuôi con nuôi chỉ được thực hiện trong trường hợp cha mẹ nuôi không có người thừa kế. Con nuôi được giữ nguyên tất cả các quyền của chúng trong gia đình gốc, chỉ được quyền thừa kế tài sản và mang tên của người nuôi.
Có thể nói vấn đề nuôi con nuôi đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới, nhưng vấn đề này chỉ thực sự trở thành mối quan tâm của công đồng thế giới trong vòng hơn nửa thế kỷ qua, kể từ chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Giữa người nhận nuôi conn nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn Nhân và Gia đình (HNGĐ) năm 2000 (Điều 67, Luật HNĐ).
Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lí hay là quan hệ pháp luật
Với ý nghĩa là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi bao gồm các sự kiện sau:
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hay người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hay một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống;
- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí;
- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc nuôi con nuôi.
Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lí. Nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lí phức hợp.
Cùng với việc kết hôn, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thời gian qua ở nước ta cũng tăng nhanh về số lượng, trong đó trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại Cộng hòa Pháp chiếm 1/3 tổng số trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
Theo nguyên tắc, việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và người được nhận nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông non, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Theo quy định tại điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:


ZLptkydN7lDhhPy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status