Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm - pdf 13

Download Luận văn Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm miễn phí



Khi áp dụng các quy định của pháp luật vềmức bồi thường thiệt hại,
cần xem xét thực tếvà tùy vào từng trường hợp cụthểmà quyết định:
mức độlỗi của người gây ra thiệt hại và người bịthiệt hại, khảnăng kinh tế
thực tếcủa người gây thiệt hại đểTòa án quan tâm xem có nên giảm mức bồi
thường hay giữnguyên mức bồi thường, nhưvậy thì quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sựmới được bảo đảm tuyệt đối. Người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộthiệt hại do lỗi cốý mà mình gây ra, còn nếu vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tếtrước mắt và lâu dài thì có thể được
giảm mức bồi thường hay có thểchỉphải bồi thường thấp hơn mức thiệt hại
hay người bịthiệt hại cũng có lỗi.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38380/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ược hướng dẫn trong
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc này trong thực
tiễn xét xử phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, của toàn xã hội.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời không hạn chế sự tự nguyện
thỏa thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Đồng
thời nghiêm cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó không trái luật,
tùy theo sự thỏa thuận của các bên có thể cao hơn mức thiệt hại hay thấp hơn
mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong giao lưu
dân sự trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận.
33
2.3.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của mình
Với nguyên tắc này thì người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức
bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại
Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý gây thiệt hại thì không được áp
dụng nguyên tắc này bởi vì người gây thiệt hại chủ ý gây ra thiệt hại mà theo
lỗi cố ý gây thiệt hại là người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là
gây thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra
hay tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Do vậy người gây thiệt hại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do lỗi của
mình về hành vi đó.
Đối với lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không được giảm mức bồi thường.
Họ chỉ được giảm mức bồi thường do lỗi vô ý, còn lỗi cố ý thì phải bồi thường
toàn bộ dù người gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn về trước mắt và
lâu dài, trừ trường hợp các bên có thỏa thận với nhau về mức bồi thường.
Thực tế ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa... các Tòa án đã
tuyên mức án phù hợp nhưng người gây thiệt hại vẫn không thể bồi thường do
kinh tế khó khăn, nhưng vì pháp luật như vậy nên không thể áp dụng khác.
Nguyên tắc này đặt ra nhằm bảo đảm phán quyết của Tòa án đưa ra
được thi hành ngay và có hiệu quả, vì thực tế rất nhiều các vụ án các bản án,
quyết định của Tòa án ban hành nhưng cơ quan Thi hành án không thi hành
được thì cũng không có ý nghĩa.
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
Khi mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi
34
thường thiệt hại. Tất nhiên, điều kiện này luôn đi cùng với điều kiện lỗi vô ý
của người gây thiệt hại.
Trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại đến sức khỏe
và tính mạng bị xâm phạm, để xác định như thế nào là: "thiệt hại quá lớn so
với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" là một vấn đề khá phức
tạp. Theo chúng tui thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ từng
trường hợp cụ thể của vụ án mà quyết định cho thỏa đáng, tránh trường hợp
giảm quá ít thì không có ý nghĩ thiết thực, và ngược lại, không nên giảm quá
nhiều do lo ngại không thể thi hành án được.
Hay cụm từ "khả năng kinh tế" cũng là một vấn đề cần xác định rõ
nhằm để xem xét trường hợp nào thì được giảm mức bồi thường thiệt hại,
trường hợp nào thì không được giảm bồi thường, đồng thời cũng là để bảo vệ
quyền lợi, bảo đảm tính công bằng, tránh sự gian lận, lợi dụng để trốn tránh
trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại.
Ví dụ: A trong khi lau súng, do sơ ý không biết súng có đạn và bị
cướp cò, đạn nổ trúng B làm B chết và bị thương C (B là lao động chính, nuôi
dưỡng mẹ già và 2 con con nhỏ). Qua xem xét thực tế hoàn cảnh của A khó
khăn, gia đình không có tài sản gì đáng giá, ngoài ra A còn phải nuôi 1 mẹ già
và 4 con còn nhỏ. Vậy trong trường hợp này khi giải quyết, Tòa án phải coi sự
thiệt hại mà A gây ra cho B,C là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài và cần thiết giảm mức bồi thường cho A là thỏa đáng, còn giảm mức
bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài hai điều kiện, lỗi của người bị thiệt hại cũng là một trong những
yếu tố quan trọng khi chúng ta xác định mức bồi thường. Nguyên tắc này
cũng là để áp dụng giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại trong trường
hợp có lỗi của người bị thiệt hại, cũng như phân tích ở trên, vấn đề xác định
mức bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi rất phức tạp, xác
định lỗi của người gây ra thiệt hại là bao nhiêu? Hiện nay cũng chưa có văn
35
bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này, trong thực tiễn xét xử
Tòa án thường tự ước lượng tỉ lệ % rồi quyết định, cho nên dẫn đến mức bồi
thường có khoảng cách rất xa nhau.
Ví dụ: Bản án số 113/2006/HSPT ngày 24/7/2006 của Tòa án nhân
dân tỉnh CM xét xử Nguyễn Thị Phượng về tội cố ý gây thương tích.
Nội dung vụ án như sau: Do có mâu thuẫn về điện sinh hoạt nên giữa
Phượng và người bị hại Nguyễn Minh Trí xảy ra cãi chửi và thách đố nhau,
Phượng đã dùng dao chém 3 nhát vào mặt và vai trái Trí, tỷ lệ thương tật 15%
vĩnh viễn, Tòa án huyện PT xử sơ thẩm phạt Phượng 2 năm tù cho hưởng án
treo và nhận xét có phần lỗi của bị hại. Sau khi xử sơ thẩm, anh Trí kháng cáo đề
nghị cấp phúc thẩm không cho Phượng hưởng án treo và tăng mức bồi thường.
Cấp phúc thẩm nhận định người bị hại có lỗi nên không có căn cứ tăng mức
hình phạt và mức bồi thường, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vậy mức độ lỗi của
Trí ở trong vụ án này là bao nhiêu? thực tế không đơn giản. Các Tòa án khi
gặp những vụ án như thế này thường chỉ xem xét và quyết định một cách
tương đối và như vậy khó tránh khỏi việc sau khi tuyên án các bên sẽ kháng
cáo không đồng ý cách giải quyết của cấp sơ thẩm, vì trong vụ án này còn liên
quan đến hình phạt tù và mức bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại thì yêu
cầu giảm hình phạt và mức bồi thường người bị thiệt hại yêu cầu tăng hình
phạt đối với bị cáo và yêu cầu tăng mức bồi thường. Hơn nữa điều luật chỉ
định hình chứ không định lượng, việc giảm mức bồi thường phải phụ thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ của người gây thiệt hại mà Tòa án ra quyết
định trong những trường hợp cụ thể.
2.3.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người
gây thiệt hại, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hay cơ quan có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
Nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự, theo
nội dung của nguyên tắc này thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người
36
thay mặt hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp
nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status