Tiểu luận Phân tích các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong việc vận dụng các nguyên tắc đó trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong việc vận dụng các nguyên tắc đó trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay miễn phí



Mọi cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện thuân lợi cho các đơn vị cơ sở (kinh tế, văn hóa-xã hội.) hoàn thành tốt công việc của mình vì đó chính là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa - xã hội trực thuộc. VD: đối với những cơ sở kinh tế Nhà nước phải bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, hướng dẫn về các thủ tục pháp lý. đối với các cơ sở văn hóa - xã hội cần được Nhà nước cung cấp các trang thiết bị cần thiết để hoạt động, tạo những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38389/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uyết các vấn đề của đất nước thông qua các cơ quan nhà nước ở Trung ương hay địa phương tuỳ vào vị trí của mình.
b. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Trong các văn bản pháp luật của nhà nước có rất nhiều các quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền hạn va nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thanh viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Các tổ chức xã hội được nhà nước hỗ trợ về vật chất và tinh thần để nhân dân lao động hòan toàn thể hiện được quyền làm chủ của mình thông qua các tổ chức này. Nhân dân lao động thể hiện được sự sáng tạo của mình trong việc quản lý hành chính nhà nước thông qua các tổ chức xã hội, vì thế mà các tổ chức xã hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Đây có thể coi là hình thức hoạt động có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
c. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.
Hoạt động tự quản ở cơ sở trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của ta từ lâu đã trở thành hoạt động mang tính chất truyền thống. Đây là hoạt động do nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ với các công việc khác của quản lý hành chính nhà nước và quản lý xã hội. Trên thực tế, ở bất kỳ địa phương nào hiện nay đều có hoạt động tự quản bởi lẽ chúng rất gần gũi với đời sống của mỗi công dân như: hoạt động quản lý an ninh trật tự, công tác vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng....Chính trong những hoạt động tự quản này, nhân dân lao động tham gia tích cực, nhiệt tình va cụ thể, bởi vậy, quyền tham gia quản lý hành chính nhà nước và quản lý xã hội thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.
d. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.
Điều 53 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã quy định công dân có quyền “tham gia quản lý hành chính nhà nước và xã hội, tham gia thao luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Để đảm bảo thực hiện quyền cơ bản này của nhân dân, pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Sự tham gia trực tiếp đó cũng chính là một hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Chính vì thế, đây cũng chính là một hình thức quan trọng không thể thiếu để nhân dân lao động có thể phát huy quyền làm chủ của mình đối với nhà nước.
Thực tiễn về tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước của nhân dân:
Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định có thể tham gia ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua con đường bầu cử. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, người lao động trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trong đó có các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác như toà án, viện kiểm soát… Với tư cách là những cán bộ, công chức, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước thể hiện vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình.
Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền bầu cử để lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước trung ương hay địa phương.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ có tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích vì những mục đích và nhiệm vụ của toàn xã hội. Và, mặt khác, nó bảo đảm phát huy tính chủ động và sáng tạo của các tổ chức, cá nhân và quần chúng đông đảo trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể, trong những hoàn cảnh và cơ sở cụ thể. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao.
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta, vì lẽ đó hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Trên cơ sở nguyên lý chung và nội dung có tính phổ biến của nguyên tắc tập chung dân chủ, cần vận dụng vào tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước tùy theo đặc điểm của những đối tượng quản lý khác nhau (ngành, cấp, lĩnh vực...). Sự quản lý thống nhất của Nhà nước không những không hạn chế mà còn bao hàm và phát huy cao độ tính đa dạng của các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở. Tính thống nhất ấy còn được tạo thành và giữ vững bởi tính chủ động, sáng tạo và cách mạng của quần chúng nhân dân. Dưới sự quản lý thống nhất và tập trung của Trung ương, Nhà nước phân chia những đơn vị hành chính - lãnh thổ (tỉnh - thành phố, huyện - quận, xã - phường). Nguyên tắc tổ chức đoì hỏi một mặt giữ vững quyền tập trung quản lý những vấn đề cơ bản trong tay Nhà nước ở Trung Ương (Chính phủ, các Bộ); mặt khác, phát huy dân chủ một cách mạnh mẽ, giao đầy đủ quyền và trách nhiệm giải quyết cho cấp nào, nơi nào có điều kiện am hiểu cụ thể nhất.
Sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là một yêu cầu khách quan của việc “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong điều kiện hiện nay. Những biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong năm điểm sau:
a.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp:
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân, đó là những cơ quan quyền lực Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Sau đó, thông qua các cơ quan quyền lực này, các cơ quan hành chính nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status