Hành vi định giá hủy diệt và ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam - pdf 13

Download Hành vi định giá hủy diệt và ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam miễn phí



Việc xác định chính xác giá bán của hàng hoá, dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi có sự khác biệt về giá cả giữa các khu vực trong cùng một thị trường địa lý hay có sự chênh lệnh về mức giá bán ở những thời điểm khác nhau thuộc thời kỳ điều tra. Nếu chỉ dựa vào một vài giao dịch nào đó để tính toán là không hợp lý, bởi giá bán thực tế phải phản ánh được chiến lược mở rộng thị trường bằng cách tiêu diệt đối thủ chứ không phải là những mức giá tức thời ở một thời điểm nào đó trong quá trình kinh doanh. Trong trường hợp có sự chênh lệnh về giá bán giữa các tiểu vùng thị trường và các thời điểm khác nhau trong cùng giai đoạn cần điều tra thì, việc cân nhắc và tính toán một mức giá bình quân gia quyền là cần thiết nhằm tạo lập một giá bán căn bản, hợp lý làm cơ sở để tiến hành so sánh giá. Vấn đề này Luật Cạnh tranh của Việt Nam chưa quy định chi tiết. Pháp luật của Canađa trong Điều 50 (1) b và c của Luật Cạnh tranh và trong các nguyên tắc hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh trong việc bán phá giá đã đặt ra nguyên tắc xác định giá bán bình quân khi điều tra về việc định giá dưới chi phí sản xuất[13]. Muốn chứng minh được hành vi định giá tiêu diệt đối thủ, trước tiên phải chứng minh được mức giá bán dưới chi phí bình quân phải nằm trong một chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần cân nhắc về mức thấp của giá, phạm vi không gian và thời gian áp dụng để xác định sự vi phạm. Trong khu vực thị trường và ở khoảng thời gian đó, nếu có sự thay đổi hoăc sự khác nhau về giá, người ta sẽ cân nhắc đến khả năng áp dụng cách tính giá bình quân


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38323/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à ngược lại. Việc so sánh cần cân nhắc đến bối cảnh thị trường nhằm tránh đánh đồng định giá hủy diệt với hành vi bán hàng hóa giá thấp để cạnh tranh hay để ứng phó với những biến động thị trường. Các lý thuyết kinh tế đặt ra những tình huống đặc biệt của việc đặt giá thấp đến mức gây lỗ nhưng không mang mục đích hủy diệt đối thủ cạnh tranh bằng nguyên tắc định giá tối đa hóa lợi nhuận theo chi phí biên và nguyên tắc đóng cửa[4]: (i) Doanh nghiệp tính toán sai lầm về sản lượng sản xuất nên chi phí biên của hàng hóa cao hơn mặt bằng giá trên thị trường. Khi đó, doanh nghiệp không thể định giá sản phẩm của họ theo chi phí bởi nếu làm như vậy sẽ mất khách hàng. Để có thể tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp buộc bán lỗ theo giá thị trường cho dù bị lỗ. (ii) Thị trường có những suy thoái như biến động về cầu, sự dư thừa về sản lượng … làm cho các doanh nghiệp trên thị trường gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm buộc họ phải xem xét lại các điều kiện sản xuất, mua bán cho phù hợp, thậm chí phải chấp nhận lỗ để giữ chân khách hàng nếu họ muốn tồn tại. Bằng nguyên tắc đóng cửa, các doanh nghiệp vẫn có thể bán hàng hóa với mức giá thấp hơn chi phí trung bình nhưng cao hơn chi phí biến đổi trong ngắn hạn để tối thiểu hóa thua lỗ[5]. Ngoài ra, việc bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất đôi khi chỉ là phản ứng của doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh về giá từ các đối thủ. Sẽ không là định giá hủy diệt nếu giá bán thấp hơn chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhưng vẫn cao hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh hay chỉ là phản ứng tự vệ trước hành vi chủ động định giá thấp của đối thủ khác đã thực hiện trước đó. Từ góc độ hiệu quả, hành vi định giá hủy diệt có những tác động tích cực và mối nguy cơ cho nền kinh tế. Người tiêu dùng được hưởng lợi do mua hàng hóa với giá rẻ trong giai đoạn hành vi được thực hiện và tình trạng cạnh tranh sinh tử về giá. Tuy nhiên, khi mục đích tiêu diệt đối thủ đã đạt được, doanh nghiệp thực hiện hành vi củng cố được vị trí trên thị trường liên quan và khai thác lợi thế bằng các chiến lược bóc lột khách hàng hòng bù đắp những gì đã mất trong quá khứ. Do đó, hành vi định giá hủy diệt bị lên án không phải vì nó khiến giá của hàng hóa giảm ở hiện tại mà là những lo ngại khả năng suy giảm sản lượng và giá tăng vọt trong tương lai[6]. Tuy nhiên, các nhà kinh tế, trong đó có Jacop Viner, có xu hướng hoài nghi trước lý luận về sự cướp đoạt vì họ không tin có nhiều cơ may cướp đoạt thành công[7]. Nếu một doanh nghiệp hoàn tất chiến lược tiêu diệt đối thủ cạnh tranh và tiến hành việc nâng giá, họ có thể sẽ phải tiếp tục đối đầu với những đối thủ khác, hay chí ít là những đối thủ cạnh tranh mới đang có nhu cầu gia nhập thị trường. Vì thế, có luận điểm cho rằng hành vi bán hàng hóa với giá thấp cho dù có triệt tiêu đối thủ cạnh tranh song đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nên không cần thiết phải cấm đoán. Cạnh tranh cho dù bị triệt tiêu trong ngắn hạn nhưng sẽ được hồi sinh ở tương lai khi giá bán tăng trở lại. Ngoài ra, có luận điểm mềm dẻo hơn khi cho rằng, nhiệm vụ của pháp luật là bảo đảm hiệu quả của cạnh tranh trên thị trường nên nó chỉ ngăn chặn khả năng tăng giá trong tương lai. Khi doanh nghiệp thực hiện hành vi định giá hủy diệt có cơ hội thực hiện mục đích bóc lột khách hàng thì pháp luật mới cần can thiệp để loại bỏ hành vi. 2. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam về hành vi định giá hủy diệt 2.1. Thỏa thuận nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Khoản 7 Điều 8 của Luật Cạnh tranh quy định về thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận. Điều 20 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ (Nghị định 116) quy định việc các doanh nghiệp thống nhất mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường là một trong những dạng của thỏa thuận này. Theo đó, có hai dấu hiệu cấu thành thỏa thuận giá để hủy diệt đối thủ là: Thứ nhất, phải có sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp tham gia về việc ấn định giá nhằm loại bỏ doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thứ hai, nội dung của thỏa thuận là giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ được các doanh nghiệp áp đặt ở mức đủ để buộc doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường. Vấn đề quan trọng là xác định mức giá đủ để tiêu diệt đối thủ trong các thỏa thuận trên. Đáng tiếc là, cho đến nay, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa làm rõ điều này. Xử lý đối với thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh nói chung, Luật Cạnh tranh sử dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối (cấm mặc nhiên). Chỉ cần chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận nói trên là có thể xử lý theo quy định của pháp luật mà không cần cân nhắc đến thị phần của các doanh nghiệp tham gia và không áp dụng cơ chế miễn trừ[8]. Có thể nói, Luật Cạnh tranh có thái độ rất nghiêm khắc đối với thỏa thuận này. Theo chúng tôi, Điều 20 của Nghị định 116 chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm có tính khái quát, rất nhiều từ ngữ và căn cứ pháp lý để xác định thỏa thuận nói trên chưa được làm rõ. Ngoài ra, Điều 9 của Luật Cạnh tranh không sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp để xử lý các thỏa thuận tại Khoản 6, 7, 8 của Điều 8 (là các thỏa thuận bị cấm tuyệt đối, bao gồm: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hay phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thông đồng trong đấu thầu) giống như các thỏa thuận khác. Vì vậy, việc hiểu cặn kẽ, thống nhất các quy định của pháp luật để áp dụng Luật Cạnh tranh hiệu quả là không đơn giản. Có thể chứng minh nhận định này từ việc làm rõ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh là thỏa thuận dọc hay thỏa thuận ngang theo lý thuyết cạnh tranh[9]. Với các thỏa thuận không bị cấm theo nguyên tắc tuyệt đối, câu hỏi này đã được trả lời bằng tiêu chí về thị phần kết hợp. Nhưng với thỏa thuận bị cấm tuyệt đối thì đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Việc phân định thỏa thuận dọc hay thỏa thuận ngang có ảnh hưởng lớn đến thái độ của pháp luật. Pháp luật của các nước chỉ cấm thỏa thuận dọc trong một số ít trường hợp như thỏa thuận áp đặt giá bán lại … với điều kiện một trong những doanh nghiệp tham gia có quyền lực thị trường. Trong khi đó, vấn đề này không đặt ra trong các thỏa thuận ngang[10]. Như vậy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã áp dụng lý thuyết về định giá hủy diệt cho thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh; song, dường như sự tiếp nhận chưa trọn vẹn và thấu đáo. Như đã phân tích, hai nội dung không thể thiếu của lý thuyết về định giá hủy diệt là sự bất hợp lý của mức giá sản phẩm và khả năng chi phối thị trường của doanh nghiệp thực hiện hành ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status