Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu 3 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố miễn phí



Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Triết, trú tại phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Bị đơn: ông Trần Văn Vũ và bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, trú tại phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Tháng 2-1996, ông Triết có vay của vợ chồng ông Trần Văn Vũ và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (bà Hạnh là em ruột ông Triết) 10 chỉ vàng 24K. Do ông Triết không có khả năng trả nợ, nên cầm cố toàn bộ diện tích đất 8.488 m2 tọa lạc tại khu vực 5 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà Hạnh. Gia đình ông Triết đi làm ăn xa ở tỉnh Đồng Nai, nên cho vợ chồng bà Hạnh mượn căn nhà lá được cất trên phần đất thổ cư 300 m2 và có giao ước: “khi nào có tiền thì ông Triết về chuộc đất, lấy lại căn nhà đã cho mượn”.
Năm 2004, vợ chồng ông Triết về xin vợ chồng bà Hạnh cho chuộc đất, lấy lại nhà, nhưng vợ chồng bà Hạnh không đồng ý, tiếp tục canh tác và hẹn đến cuối năm 2009 mới cho ông Triết chuộc lại đất. Quá bức xúc, ông Triết làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38288/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận đã đưa ra. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự, nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Ở bất cứ trường hợp nào,  cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía với mục đích bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Bàn luận về vấn đề này, chúng ta nhận thấy thực tế xảy ra khá nhiều tranh chấp giữa các chủ thể mà sau đó dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Vậy vì sao xảy ra các tranh chấp về tài sản cầm cố?? Thực tiễn vấn đề này có gì đặc biệt?? Làm thế nào để giải quyết và hạn chế các tranh chấp đó?? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố” để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
1. Khái niệm cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản được quy định tại Điều 326 BLDS 2005, theo đó: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.”
2. Đối tượng của cầm cố tài sản
Trước hết, tài sản cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu chung của nhiều người, thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong thực tế, việc xác định tài sản cầm cố có thuộc sở hữu của người cầm cố hay không là tương đối dễ dàng nếu tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Như vậy, cũng đặt ra câu hỏi: nếu đối tượng của cầm cố là loại tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định chủ sở hữu tài sản cầm cố đó sẽ được tiến hành như thế nào?
Đối tượng của cầm cố phải là một tài sản (vật, quyền tài sản): Xuất phát từ bản chất pháp lý của biện pháp cầm cố là sự dịch chuyện tài sản từ người cầm cố sang người nhận cầm cố nên đối tượng của nó đương nhiên phải là những tài sản có thể dịch chuyển được. Do đó, tất cả những tài sản không phải là bất động sản đều là động sản và có thể trở thành đối tượng của cầm cố, dù đó là một động sản vô hình hay hữu hình, dù đó là vật đặc định hay vật cùng loại. Đối tượng của cầm cố có thể là toàn bộ một vật nhưng cũng có thể là một phần giá trị của vật đó. Đối tượng của cầm cố có thể là các tài sản hiện có nhưng cũng có thể chỉ là những tài sản sẽ được hình thành trong tương lai. Đối tượng của cầm cố có thể là bất động sản, trường hợp này người nhận cầm cố sẽ trực tiếp giữ tài sản đó.
Ngoài ra, đối tượng của cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy nhiên các quyền tài sản này phải giá trị được bằng tiền, không có tranh chấp và được phép giao dịch.
3. Nội dung của cầm cố tài sản
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên cầm cố:
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định tại Điều 330 BLDS năm 2005. Theo đó, bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ bao gồm:
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hay duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Quyền của bên cầm cố tài sản:
Căn cứ Điều 331 BLDS năm 2005, bên cầm cố tài sản có các quyền sau:
Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hay giảm sút giá trị;
Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 332 BLDS năm 2005 với nội dung như sau:
Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hay hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ;.
Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hay được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
* Quyền của bên nhận cầm cố tài sản:
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 333 BLDS 2005. Theo đó, bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo cách đã thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
Được khai thác công dụng tài sản cầm cố, khai thác hoa lợi, lợi tức tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;
Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
3.3. Hình thức của cầm cố tài sản
Trong cầm cố tài sản pháp luật quy định ý chí của các chủ thể cầm cố phải thể hiện thông qua một hình thức duy nhất: Văn bản.
Điều 327 BLDS năm 2005 quy định:
“Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hay ghi trong hợp đồng chính”.
Như vậy cầm cố buộc phải lập thành văn bản nhưng văn bản cầm cố, về nguyên tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4. Thời hạn cầm cố tài sản
Mục đích của cầm cố tài sản là nhằm để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ chính nên “thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố” (Điều 329 BLDS năm 2005) trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, thời hạn của cầm cố tài sản bao giờ cũng là một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính được tính từ thời điểm nghĩa vụ được xác lập đến thời điềm nghĩa vụ phả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status