Chính sách cạnh tranh trong quá trình thực hiện chính sách phát triển mũi nhọn - pdf 13

Download Chính sách cạnh tranh trong quá trình thực hiện chính sách phát triển mũi nhọn miễn phí



Hơn thế nữa, Hoa Kỳ còn ban hành đạo luật Webb-Pomerene về hỗ trợ xuất khẩu thông qua miễn trừ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Mục 62 Luật Webb-Pomerene quy định các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của luật Sherman (như các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) sẽ được miễn trừ nếu các hành vi này được thực hiện trong quá trình xuất khẩu hàng hóa và chỉ với mục đích xuất khẩu hàng hóa, không gây cản trở thương mại nội địa và không hạn chế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh nội địa. Ngoài ra, Mục 63 quy định việc mua bán, nắm giữ cổ phần hay tài sản của các doanh nghiệp khác chỉ nhằm mục đích tăng cường hoạt động xuất khẩu sẽ không bị hạn chế, trừ trường hợp việc nắm giữ đó gây hạn chế cạnh tranh trong nội địa. Các quy định này cho thấy, Hoa Kỳ thể hiện rõ chính sách cạnh tranh của họ chỉ nhằm vào các hành vi có khả năng lũng đoạn thị trường trong nước, còn đối với các hành vi gây hạn chế cạnh tranh chỉ nhằm mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu sẽ được miễn trừ.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38318/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ờng có tính tập trung rất cao. Hệ quả của quá trình này - theo đánh giá của các chuyên gia - là đã khiến cho cấu trúc của một số ngành trở nên sai lệch. Các doanh nghiệp lớn giờ đây đã có quyền lực thị trường và thay vì phải tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, họ đã hành xử theo cách của mình để điều khiển thị trường3. Các doanh nghiệp đã quay lại lạm dụng quyền lực thị trường của mình trên thị trường nội địa để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh khác, tăng giá và ngăn cản nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật. Như vậy có thể thấy, chính sách phát triển mũi nhọn nếu không được quản lý một cách chặt chẽ sẽ có tính rủi ro rất cao cho thị trường nội địa. Lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới, do đó các doanh nghiệp có thể lạm dụng quyền lực thị trường của mình bất kỳ lúc nào nếu không bị ngăn chặn bởi các công cụ của Nhà nước. Như trường hợp của Hàn Quốc nói trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là nạn nhân của các Chaebol bởi họ sẽ bị các doanh nghiệp này ngăn cản gia nhập thị trường cũng như sẽ chịu tổn thất khi giao dịch với những giá đầu vào bị ấn định quá cao so với giá nếu được thị trường cạnh tranh điều tiết. Như vậy, tuy chính sách phát triển mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy phát triển một số ngành then chốt của nền kinh tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhưng nếu nhìn trên phương diện nội bộ quốc gia, chính sách phát triển mũi nhọn lại có thể là con dao hai lưỡi. Việc khuyến khích sự tích tụ vô nguyên tắc và sự hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách duy ý chí sẽ chỉ dẫn tới tác dụng phụ của chính sách mũi nhọn - đó là sự lũng đoạn của một số doanh nghiệp và một nền kinh tế kém hiệu quả. Đây chính là yếu tố cơ bản dẫn tới các tranh luận xung quanh tính hợp lý của chính sách mũi nhọn. Thực tế cho thấy, quá trình mà Chính phủ cố gắng đưa ra các ưu đãi để phát triển cho một ngành nào đó và cụ thể là hướng tới một nhóm doanh nghiệp chủ đạo trong ngành này cũng là quá trình tạo cho ngành đó một mức độ tập trung cao mà biểu hiện của nó là độc quyền nhóm hay nguy hiểm hơn nữa là độc quyền doanh nghiệp. Như một lẽ tự nhiên, các doanh nghiệp ở vị trí độc quyền nhóm hay độc quyền sẽ luôn chọn cách hành xử của những kẻ độc quyền với những hành vi bóp méo cạnh tranh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn nói riêng và gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung. Do vậy, để nền kinh tế trong nước tránh được những mối nguy hại này, cần thiết phải duy trì một chính sách cạnh tranh hiệu quả để có thể tinh lọc những hành vi hạn chế cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế và ngăn chặn những hành vi lợi dụng chính sách để lũng đoạn nền kinh tế.  Trên thực tế, có hai cách hiểu về mối quan hệ giữa việc thực thi chính sách mũi nhọn và chính sách cạnh tranh. Cách hiểu thứ nhất cho rằng, thực thi chính sách mũi nhọn thể hiện sự ưu tiên của chính sách phát triển mũi nhọn so với chính sách cạnh tranh hay nói cách khác, trong trường hợp này, chính sách cạnh tranh bị xếp sau chính sách phát triển mũi nhọn. Xét ở một khía cạnh khác thì việc Chính phủ tạo cơ chế miễn trừ có điều kiện cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế thể hiện một chức năng quan trọng của chính sách cạnh tranh là bật đèn xanh cho những hành vi hạn chế cạnh tranh nếu chúng đem lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế trong nước. Theo cách tiếp cận này, chính sách cạnh tranh không phải là một chính sách luôn đối nghịch một cách bất biến với chính sách phát triển mũi nhọn mà nó là một bộ phận cấu thành quan trọng bên cạnh chính sách mũi nhọn để hình thành nên hệ thống chính sách phát triển công nghiệp. Như vậy, chính sách cạnh tranh cần được áp dụng một cách linh hoạt bên cạnh chính sách mũi nhọn để đạt được mục tiêu chung của quốc gia. Theo chúng tôi, cách hiểu thứ nhất chỉ thực sự đúng khi và chỉ khi Chính phủ thực hiện chính sách mũi nhọn một cách thiếu nguyên tắc, việc miễn trừ được thực hiện dựa trên những ảnh hưởng của những cuộc vận động hành lang nhiều hơn là những đánh giá mặt lợi cũng như mặt hại của hành vi hạn chế cạnh tranh được miễn trừ. 2. Chính sách cạnh tranh với vai trò bổ khuyết cho chính sách phát triển mũi nhọn “Cạnh tranh sẽ khiến cho các doanh nghiệp vươn lên để vượt đối thủ khác. Theo cách đó, nhân tố thực sự quyết định doanh nghiệp nào là mũi nhọn cho nền kinh tế không phải là Chính phủ mà là thị trường” (Competition Policy and National Champions - Professor Paul A Geroski, tr. 7) Quan điểm trên của Paul A Geroski cho thấy, không chỉ có sự trợ cấp của Chính phủ khi thực hiện chính sách phát triển công nghiệp mới có thể hình thành nên các doanh nghiệp mũi nhọn, mà chính sách thúc đẩy cạnh tranh công bằng cũng có thể làm được điều này. Mặt khác, chính sách phát triển công nghiệp khó có thể đem lại những mũi nhọn thực sự nếu thiếu chính sách cạnh tranh. Có thể nói, chính sách cạnh tranh là một công cụ chống lại mặt trái của chính sách phát triển mũi nhọn nói riêng và chống lại sự lũng đoạn của các doanh nghiệp độc quyền nói chung. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh là kết quả của quá trình đấu tranh chống lại sự lũng đoạn của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc chiến đơn giản. Tại Hoa Kỳ, trước khi đạo luật chống độc quyền được ban hành, nền kinh tế nước này đã trải qua một giai đoạn các nhà tư bản đã liên kết với nhau lũng đoạn nền kinh tế. Đến năm 1890, đạo luật Sherman ra đời, trao cho chính quyền liên bang quyền tiến hành điều tra xử lý các hành vi độc quyền và giải tán các liên minh độc quyền này. Nhưng trong vài năm sau đó, việc thực thi quyền này của chính quyền chưa nhận được sự ủng hộ của Tòa án tối cao. Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống Theodore Roosevelt đã khởi xướng một chiến dịch chống lũng đoạn trên toàn nước Mỹ và đạo luật Sherman đã phát huy hiệu quả. Thành công đầu tiên của chính sách chống độc quyền tại Hoa Kỳ là vào năm 1904, khi Tòa án tối cao đã đứng về phía Chính phủ trong vụ xử lý và giải tán Công ty chứng khoán miền Bắc - một liên minh độc quyền trong ngành vận tải đường sắt4.  Sự ra đời và triển khai pháp luật chống độc quyền tại Hàn Quốc cũng gặp những khó khăn tương tự. Vào năm 1963, Chính phủ đã cố gắng trình dự luật về cạnh tranh nhưng không thành công. Điều mà Chính phủ Hàn Quốc lúc đó quan tâm là nhằm ổn định giá cả và chống đầu cơ, lũng đoạn. Tuy nhiên, khi vấn đề này được đưa ra Quốc hội đã bị bác bỏ với lý do Chính phủ chưa chứng minh được sự cần thiết của nó. Nhưng thực tế, sự thất bại đó của Chính phủ là do các tập đoàn tư bản lũng đoạn đã vận động hành lang để Quốc hội không thông qua dự luật này. Điều này cho thấy hành vi lũng đoạn của các doanh nghiệp lúc này đã không chỉ còn diễn ra trên phạm vi thị trường. Cho tới tận năm 1980, luật chống độc quyền và thương mại công bằng của Hàn Quốc mới được thông qua và triển khai trên thực tế. Có thể thấy, sau m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status