Khóa luận Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam - pdf 13

Download Khóa luận Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam miễn phí



Ngay ban đầu cuộc khủng hoảng, dư luận thế giới đã xuất hiện những mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại toàn lực và phản ứng bảo hộ xoắn ốc như đã từng thấy ở cuộc đại khủng hoảng 1930. Tuy nhiên đó là một mối lo bị thổi phồng quá mức. Có rất nhiều chính sách bảo đảm thích hợp để ngăn chặn bất cứ cái gì giống như chính sách phá giá đồng nội tệ của những năm 1930, bao gồm 1 hệ thống đa phương vững chắc với thuế quan ràng buộc và cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin, hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do với thông thường là những ràng buộc thuế quan chặt chẽ, hành lang xuất khẩu dc tổ chức tốt, và những nguyên tắc rộng rãi chưa từng có tiền lệ của các nước trên thế giới trong chính sách đối ngoại và trong sự thịnh hành của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên công cuộc chống lại chủ nghĩa bảo hộ là hoàn toàn không dễ dàng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38308/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

.3. Hàng hóa Trung Quốc vẫn là đối tượng chủ yếu trong năm 2008
Năm 2008 một lần nữa tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc lại nhiều nhất, khoảng hơn 35% trong số các vụ kiện được khởi xướng. Có thể so sánh với giai đoạn từ 1995-2008 trong bảng dưới đây.
Bảng 5 - Các quốc gia có hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao:
Biểu 5 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Có sự tăng nhẹ về tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa EC trong năm 2008. Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trong các báo cáo bảo hộ thương mại toàn cầu gần đây, chúng ta có thể thấy rằng các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa EC thường ở mức rất thấp sau khi hàng hóa của khu vực này trở thành mục tiêu chính trong các vụ điều tra thời kỳ trước đó . Xu hướng này được thể hiện trong bảng dưới đây, bao gồm thông tin của Mỹ để so sánh.
Biểu 6 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Tương tự như vậy, chúng ta cũng cần chú ý rằng EU gia tăng đáng kể số lượng thành viên trong những năm gần đây từ 15 lên 27 thành viên. Điều này cũng làm khuếch đại phạm vi hàng hóa của EU bị kiện.
1.1.4. Tăng đột biến các vụ khởi xướng điều tra dệt may và giày da
Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ các vụ kiện chống bán phá giá năm 2008 theo ngành:
Biểu 7 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Điều đáng chú ý nhất về số liệu chống bán phá giá năm 2008 là thực tế ngành dệt may và da giày góp mặt nhiều hơn vào các cuộc điều tra chống bán phá giá so với các năm trước. Điều này được làm sáng tỏ trong số liệu dưới đây cho giai đoạn từ 1995-2008.
Biểu 8 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Việc tăng tỷ lệ phần trăm các vụ điều tra chống bán phá giá có liên quan đến ngành dệt may và da giày được thể hiện rõ trong đồ thị dưới đây.
Biểu 9 – Tỷ lệ các vụ điều tra dệt may, da giày giai đoạn 1995 – 2008
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
1.1.5. Điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng các biện pháp
Đồ thị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua các biện pháp chống bán phá giá.
Biểu 10 –Số lượng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Trong suốt cả giai đoạn có 3427 cuộc điều tra và 2190 biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Trung bình là có 64% cuộc điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng biện pháp. Tỷ lệ này là khá cao, nó cho thấy xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng phổ biến, nhất là trong năm 2008.
1.2. Xu hướng hoạt động đối kháng
Đồ thị dưới đây cho thấy xu hướng tăng trong các cuộc điều tra đối kháng.
Biểu 11- Điều tra đối kháng giai đoạn 1995 – 2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong việc khởi xướng điều tra chống trợ cấp với 6 vụ, sau đó là Canada, Australia với lần lượt 3 và 2 vụ.
Các nước sử dụng công cụ thuế đối kháng trong khoảng thời gian dài 1995-2008 được thể hiện trong bảng dưới đây. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách.
Bảng 6 - Các cuộc khởi xướng điều tra đối kháng từ 1995-2008
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Tương tự hoạt động chống bán phá giá, hàng hóa Trung Quốc hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các cuộc điều tra đối kháng năm 2008 với 10 vụ, sau đó là Mỹ và Ấn Độ với chỉ 2 vụ. Đây là hiện tượng tương đối mới mẻ bởi Trung Quốc chỉ mới đối mặt với 1 vụ điều tra chống trợ cấp vào năm 2004. Mặc dù vậy, đây là quốc gia có hàng hóa liên quan trong các vụ kiện chống trợ cấp nhiều thứ hai kể từ khi thành lập WTO vào năm 1995, chỉ đứng sau Ấn Độ:
Bảng 7 – Các cuộc điều tra đối kháng khởi xướng từ 1995-2008 (nước bị kiện)
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ các cuộc điều tra trợ cấp đối với Trung Quốc theo đồ thị dưới đây:
Biểu 12 – Lượng khởi xướng điều tra trợ cấp với hàng hóa Trung Quốc
Đơn vị: vụ
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009
Nhìn chung các biện pháp bảo hộ đúng với các quy định của WTO đã được sử dụng nhiều hơn trong năm 2008. Với các mặt hàng chính là da giày và dệt may, nước bị nhắm tới nhiều nhất trong các vụ kiện là Trung Quốc, Mỹ và EC vẫn là nơi xuất phát các biện pháp bảo hộ với số lượng lớn nhất.
2. Sự đảm bảo chắc chắn chống lại siêu bảo hộ
Ngay ban đầu cuộc khủng hoảng, dư luận thế giới đã xuất hiện những mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại toàn lực và phản ứng bảo hộ xoắn ốc như đã từng thấy ở cuộc đại khủng hoảng 1930. Tuy nhiên đó là một mối lo bị thổi phồng quá mức. Có rất nhiều chính sách bảo đảm thích hợp để ngăn chặn bất cứ cái gì giống như chính sách phá giá đồng nội tệ của những năm 1930, bao gồm 1 hệ thống đa phương vững chắc với thuế quan ràng buộc và cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin, hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do với thông thường là những ràng buộc thuế quan chặt chẽ, hành lang xuất khẩu dc tổ chức tốt, và những nguyên tắc rộng rãi chưa từng có tiền lệ của các nước trên thế giới trong chính sách đối ngoại và trong sự thịnh hành của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên công cuộc chống lại chủ nghĩa bảo hộ là hoàn toàn không dễ dàng.
2.1. Chính sách thương mại thả nổi
Mỹ và châu Âu đã là những đại biểu của sự tự do thương mại toàn cầu tiến bộ trong thời kì hậu chiến. Thuế quan của Mỹ và châu Âu giảm mạnh(giảm theo đường dốc xuống) sau khi tăng vọt vào đầu những năm 30.Kết quả là US và châu Âu đã trở nên hòa nhập vào hệ thống thương mại thế giới. Sự mở cửa( xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trên GDP) đã tăng từ khoảng 6% đầu những năm 30 đến 24% vào năm 2008 ở Mỹ và từ 20 đến 70% ở châu âu.
Biểu 13 – Thuế quan của Pháp, Đức, EU và Mỹ giai đoạn 1924 – 2000
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo Clemens&Williamson 2004
Tương tự, những ghi chép về tự do thương mại ở US và châu Âu thời kì hậu chiến rất ấn tượng. Bình quân thuế quan của US và EU lần lượt là 3.5 và 5.2 %, trong năm 2007, thấp hơn nhiều mức 9.9% của Trung Quốc, 14.5% của Ấn Độ, 12.6% của cho Mexico, 12% của Argentina, 12.2% của Brazil, và 6% của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là vẫn còn những hạn chế, đặc biệt khi châu Âu vẫn còn thuế quan đánh vào nông nghiệp cao hơn đáng kể so với sản xuất nông nghiệp.
Trong n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status