Tiểu luận Nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu - pdf 13

Download Tiểu luận Nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu miễn phí



Trong vấn đề chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, các đơn vị hoàn toàn có quyền tự chủ động phân phối phần chênh lệch thu- chi nhằm tăng thu nhập cho các thành viên trong đơn vị sau khi đã thực hiện việc bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25% chênh lệch thu chi. Cụ thể: đối với các đơn vị tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sẽ không bị khống chế thu nhập tăng thêm; các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên không được tăng thêm thu nhập quá 2 lần. Có thể hiểu mức chi tiêu tăng thêm thu nhập này được áp dụng chung cho cả đơn vị. Hiện nay Luật chưa có những quy định cụ thể làm căn cứ phân chia phần thu nhập tăng thêm. Việc phân chia này cần căn cứ theo khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, công sức đóng góp cụ thể của từng thành viên.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38778/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
Các quy định về thu và tự chủ về nguồn thu.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 43/2006 và khoản 1 mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau: kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ tài trợ, quà biếu, tặng… Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước không có quyền huy động, sử dụng.
Theo mục III Thông tư số 71/2006 của Bộ tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc vay vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay. Tiền lãi trả cho việc huy động được tính theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ do các khoản tiền vay, tiền huy động mang lại. Trong trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, không được tính vào chi phí.
Đơn vị sự nghiệp có thu được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và tự nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đơn vị sự nghiệp có thu lại không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.
Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện tại Điều Điều 16 Nghị định 43/2006/NĐ- CP quy định đơn vị sự nghiệp:“ có quyền quyết định một số mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng”. Tuy nhiên, quyền quyết định một số mức thu cụ thể đó vẫn phải tuân thủ theo các quy định về phí, lệ phí và không được vượt quá khung mức thu mà nhà nước đã quy định.
Tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu còn thể hiện trong quá trình thực hiện dịch vụ của đơn vị. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho nhà nước và cho các tổ chức cá nhân khác ở chỗ: đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý. Mặt khác nó thể hiện quyền tự chủ trong “ khuôn khổ” của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, điều này trên thực tế đôi khi tạo nên những gò bó nhất định. Ví dụ, một trường học bên cạnh việc được tự do thỏa thuận mức thu trong các hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo,…thì không được phép thoát ly những quy định về khung học phí. Cụ thể mức học phí ở các trường đại học công lập hiện nay là 240.000 đồng /tháng, nếu muốn tăng chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, …thì buộc các trường phải nâng cao mức học phí để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước nhưng muốn tăng thì không được vượt quá khung mức đã quy định, lại phải chờ cơ quan có thẩm quyền bàn bạc quyết định thay đổi khung mức cũ, điều này làm giảm tính linh hoạt và nhu cầu không ngừng thay đổi của thực tế khách quan.
2. Các quy định về chi và tự chủ về chi.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư 71/2006/TT- BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độ chi mà Nhà nước đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi… Hiện nay, có nhiều các văn bản dưới luật ra đời quy định về mức kinh tế kỹ thuật, trang cấp ô tô, quản lý trụ sở làm việc, kinh phí quản lý, công tác phí, chi tiêu hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,…quy định về chi nhằm kiểm soát chi, phòng tránh tình trạng tham ô, lãng phí : thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước; thông tư số 118/2004/TT- BTC ngày 8/12/2004 của bộ tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chị hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước; thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trông các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định số 59/2007/TT-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập và công ty Nhà nước…Trong đó điểm đáng chú ý là Điều 17 Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì pháp luật quy định đơn vị sự nghiệp có thu: “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hay thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”, “ quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc ”…và những thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị. Quy định này tạo nên sự chủ động của đơn vị đối với những yêu cầu phát sinh ngoài sự đoán của những quy định có sẵn, đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn để cuối cùng đơn vị đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc trao toàn bộ quyền cho thủ trưởng đơn vị lại có thể dẫn đến tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham ô của công vị. Hiện nay Luật chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị mà không quy định một cơ chế giám sát nào cụ thể và việc quy định trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cũng còn rất chung chung. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đồng thời cần có sự tham gia của tập thể thông qua sự thống nhất giữa thủ trưởng đơn vị với công đoàn cơ quan, công khai dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu của đơn vị.
Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là cơ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status