Tiểu luận Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách Nhà nước và những trường hợp phá vỡ nguyên tắc này - pdf 13

Download Tiểu luận Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách Nhà nước và những trường hợp phá vỡ nguyên tắc này miễn phí



Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Từ đây, việc đưa viện trợ vật chất vào Nam, cả bằng đường Trường Sơn lẫn đường biển đều khó khăn hơn trước. Bộ Chính trị đã giao cho ông Phạm Hùng – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ phụ trách vấn đề chi viện miền Nam. Đến năm 1965, ông Phạm Hùng đề xuất với Bộ Chính trị một quyết định có ý nghĩa lịch sử: lập riêng tại miền Bắc một “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” (B.29 ). Về hình thức hoạt động công khai chính diện, “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” có danh nghĩa Cục Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam để khi cần thiết có thể làm các thủ tục hợp pháp. Còn về điều hành, nó không phải là một đơn vị trong ngân hàng quốc gia. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật và an toàn, quỹ này chịu sự chỉ đạo đơn tuyến. Nét độc đáo trong cách tổ chức này là: lấy cái công khai làm bình phong cho cái bí mật, mọi hoạt động của cái bí mật đều lấy danh nghĩa của cái công khai. Như vậy, trong thực tế B.29 tồn tại và hoạt động như một “Ngân hàng ngoại hối đặc biệt”, phục vụ riêng cho việc chi viện chiến trường bằng ngoại tệ. “Sau khi đất nước thống nhất, những người có trách nhiệm đã tiến hành tổng kết, quyết toán tài chính với Nhà nước.Từ năm 1964 đến 30/4/1975, các chiến trường miền Nam đã nhận chi viện trực tiếp từ Quỹ Đặc biệt (B.29) một số lượng rất lớn ngoại tệ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38781/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tắc cơ bản của NSNN theo Luật NSNN 2002 cùng với sự cần thiết và giới hạn của các trường hợp đó.
Nguyên tắc ngân sách nhất niên
1.1. Quá trình hình thành
Nguyên tắc nhất niên được hình thành vào những năm cuối thế kỷ XVII, xuất hiện lần đầu tiên ở Anh, sau đó được thừa nhận tại nhiều nước ở châu Âu như Pháp, Đức. Đến nay, nguyên tắc này trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công hiện đại ở hầu hết các nước trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên tắc ngân sách nhất niên được hình thành và lan rộng do một số lí do cơ bản sau:
Thứ nhất, Quốc hội Anh muốn củng cố ảnh hưởng của mình với nền quân chủ, để dễ bề kiểm soát nhà vua thì Quốc hội Anh đòi hỏi mỗi năm nhà vua phải đệ trình một bản thu chi để quốc hội phê chuẩn;
Thứ hai, Quốc hội đòi hỏi nhà vua chỉ được phép thực hiện kế hoạch thu chi của mình trong một năm, sau đó lại phải trình bản thu chi mới để Quốc hội phê chuẩn thì mới được thực hiện thu chi tiếp;
Thứ ba, Nguyên tắc nhất niên làm cho nền tài chính công của quốc gia mang màu sắc dân chủ, trong đó nhân dân có quyền tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước thông qua người thay mặt của mình là Quốc hội (hay nghị viện). Vì thế, sau khi hình thành nó được các nước có nền dân chủ phát triển sớm áp dụng và trở thành nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công của khắp các quốc gia trên thế giới.
1.2. Nội dung của nguyên tắc ngân sách nhất niên
Nguyên tắc ngân sách nhất niên gồm hai khía cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Mỗi năm quốc hội (cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu qụyết ngân sách một lần theo kỳ hạn do luật định;
Thứ hai, Bản dự toán NSNN sau khi Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và chính phủ (cơ quan nắm quyền hành pháp) cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.
Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được quy định tại Điều 1 và Điều 14 Luật NSNN năm 2002. Theo đó, NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Chính phủ phải gửi bản dự toán thu chi ngân sách của năm sau chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước (Điều 43); Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước (Điều 45).
1.3. Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên
Nguyên tắc nhất niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền tài chính mỗi quốc gia; đặc biệt, trong nền tài chính công hiện đại ngày nay, nguyên tắc này còn được quy định trong Hiến pháp và luật của mỗi nước. Tuy nhiên do có nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là phải kể tới các nguyên nhân khách quan ngoài dự liệu chi phối đến việc thu chi ngân sách, vì vậy mà nguyên tắc nhất niên có thể bị phá vỡ trong những trường hợp và giới hạn nhất định. Để cho các trường hợp phá vỡ ngoài ý muốn ấy vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát, Luật NSNN năm 2002 có quy định cụ thể một số trường hợp phá vỡ nguyên tắc này như sau:
Thứ nhất là, Trong trường hợp Bản dự toán ngân sách năm tới do Chính phủ đệ trình chưa được Quốc hội thông qua theo thời hạn luật định, theo quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật NSNN 2002 thì Chính phủ phải lập lại bản dự toán và trình Quốc hội theo thời hạn mà Quốc hội yêu cầu (có thể khoảng thời gian này sẽ kéo dài sang năm sau). Với trường hợp trên đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật NSNN 2002 thì việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách có thể được phép kéo dài sau ngày 31 tháng 12 của năm tài khoá. Một hệ quả nữa cũng ở trường hợp này, đó là vì do bản dự toán ngân sách chưa được thông qua, nên trong khoảng thời gian đầu của năm tài khoá nếu như có những việc cần thiết phải chi ngay, thì cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí.
Theo quy định, kỳ họp cuối năm Quốc hội sẽ họp và thông qua bản dự toán ngân sách trong năm tiếp theo, trong kỳ họp này, thông thường sau khi thảo luận và bàn bạc, Quốc hội sẽ thông qua bản dự thảo ấy, tuy nhiên trong trường hợp đa số các đại biểu còn băn khoăn dẫn đến việc bản dự thảo chưa được thông qua, thì nguyên tắc nhất niên của năm sau rất có thể sẽ bị phá vỡ. Chính việc phá vỡ đó lại thể hiện được sự dân chủ và đặc biệt nó làm toát lên tính quyền lực tối cao của cơ quan thay mặt cho quyền lực lớn nhất thuộc về nhân dân (Quốc hội).
Thứ hai là, Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật NSNN 2002 thì “Trường hợp số thu, chi có biến động lớn so với dự toán đã được quyết định, cần điều chỉnh tổng thể thì Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này”.
Nổi bật của trường hợp này đó là việc ngân sách không thể thu đủ theo đúng kế hoạch dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng; hay rằng do nảy sinh một biến động bất thường như có chiến tranh, thiên tai dẫn đến việc chi ngân sách đột xuất. Với những trường hợp này thì buộc Chính phủ phải điều chỉnh lại bản dự toán thu chi của mình để trình Quốc hội và như vậy nguyên tắc nhất niên lúc này sẽ bị phá vỡ.
Thứ ba là, Trong trường hợp cuối năm tài khoá mà ngân sách bị thiếu hụt tạm thời, nếu như quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đủ thì Ngân hàng nhà nước sẽ tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng (khoản 7 Điều 59 và khoản 2 Điều 23 Luật NSNN 2002).
Đây là một trường hợp đặc biệt, vì một lý do đặc biệt nào đó khiến Chính phủ không thể cân đối được các khoản thu chi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt một lượng tiền nhất định để chi trả cho các hoạt động của mình, trong trường hợp này theo quyết định của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm một lượng tiền nhất định vào thị trường (tạm ứng cho Chính phủ) để cân bằng thu chi. Tuy nhiên, nếu không tính toán thận trọng, nguy cơ lạm phát có thể nảy sinh lúc này.
Thứ tư là, Trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật NSNN 2002: “Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hay chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau”.
1.4. Sự cần thiết và giới hạn của việc phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên
Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc này là điều bất khả kháng nên nếu Quốc hội không hợp được trong năm đó thì tất nhiên sẽ không có việc biểu quyết ngân sách một lần theo luật định. Những trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên như thế này xảy ra không nhiều nhưng không phải là không thể xảy ra. Thiết nghĩ pháp luật bên cạnh việc quy định rõ các nguyên tắc cũng nên quy định các trường hợp ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status