Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - pdf 13

Download Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện miễn phí



Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của TAND (đã được đề cập tại chương I) và thực tiễn thực hiện các quy định trong hoạt động xét xử của các cấp Tòa án hiện nay có thể thấy, việc phân định thẩm quyền của TAND có một số ưu điểm sau: việc phân định thẩm quyền của TAND được dựa trên các căn cứ có tính khoa học, hạn chế những quy định chỉ dựa theo ý chí chủ quan của làm luật; phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như các điều kiện khác về tổ chức, con người và cơ sở vật chất ở từng cấp Tòa án; Thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, việc ra quyết định của các Hội đồng xét xử đã rõ rang hơn, có tính khả thi của các điều luật cao hơn. Đặc biệt với việc ngày càng mở rộng hơn nữa thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện đã phần nào giảm đi áp lực công việc mà TAND cấp tỉnh và TANDTC đảm nhiệm, tạo điều kiện cho Tòa án cấp trên tập trung vào công tác giải quyết xét xử những vụ án phức tạp; phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, các bản án quyết định của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị. Trong thời gian qua hoạt động xét xử của TAND đạt hiệu quả cao, khách quan, đúng pháp luật, hạn chế đến mức tối đa án oan sai, thiếu chính xác: Số lượng các vụ án mà ngành Tòa án giải quyết hàng năm tang lên đáng kể điều đó thể hiện trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng cao, công tác xét xử của Tòa án thực sự hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38785/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

rước yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, tại kỳ họp thứ X của Quốc hội khóa X, Quốc hội thông qua nghị quyết 51/2001/QH ngày 25/12/2001 sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, và tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa X đã ban hành luật Tổ chức TAND năm 2002 ngày 02/04/2002.
2.1. Về hệ thống TAND:
Về cơ bản hệ thống TAND theo Hiến pháp sửa đổi bổ sung 2001 và Luật tổ chức TAND 2002 không có gì thay đổi so với Hiến pháp và Luật tổ chức TAND 1992 bao gồm: TANDTC các TAND địa phương, các TAQS và các Tòa án khác theo luật định, trong trường hợp đặc biệt Quốc hội có thể thành lập Tòa án đặc biệt.
2.2.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
Tòa án là một bộ phận cấu thành Bộ máy nhà nước vì vậy tổ chức và hoạt động của Tòa án cũng phải tuân theo nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước. Nhưng xuất phát từ chức năng đặc thù của Tòa án là xét xử nên tổ chức và hoạt động của Tòa án còn phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù:
Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán, bầu hay cử Hội thẩm ( Điều 128 Hiến pháp, Điều 3 Luật Tổ chức TAND)
Nguyên tắc khi xét xử có Hội thẩm tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán ( Điều 129 Hiến pháp, Điều 4 Luật Tổ chức TAND)
Nguyên tắc TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số ( Điều 31 Hiến pháp, Điều 6 Luật Tổ chức TAND)
Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp Luật định ( Điều 7 Luật Tổ chức TAND và Điều 31 Hiến pháp)
Nguyên tắc TAND chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ( Điều 135 Hiến pháp và Điều 16 Luật Tổ chức TAND)
Nguyên tắc TAND thực hiện chế độ 2 cấp xét xử ( Điều 11 Luật Tổ chức TAND).
2.3.Về cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức của TANDTC: bao gồm Hội đồng Thẩm phán ( Bao gồm Chánh án, phó Chánh án và một số Thẩm phán do UBTV Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC nhưng tổng số Ủy viên Hội đồng thẩm phán không quá 17 người và các tòa chuyên trách: TAQS trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc của TANDTC ( Văn phòng, Viện khoa học xét xử, Vụ tổ chức cán bộ, Ban thanh tra, Ban thư ký…..) trong trường hợp cần thiết UBTV Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC ( Điều 18 Luật tổ chức TAND năm 2002). Về thành phần, TANDTC có: Chánh án, phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký tòa án. Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu ( theo nhiệm kỳ Quốc hội), miễn nhiệm hay bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các phó chánh án và Thẩm phán TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức ( Điều 40 Luật Tổ chức TAND). Nhiệm kỳ của các phó Chánh án và Thẩm phán TANDTC là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm. Ngoài ra để phục vụ hoạt động xét xử của Tòa án trong cơ cấu của TAND còn có Thư ký tòa án, Thẩm tra viên, Nghiên cứu viên, và các công chức khác làm việc ở các bộ phận giúp việc cho TANDTC.
- Cơ cấu tổ chức TAND cấp Tỉnh: Theo Luật tổ chức TANDTC năm 2002 cơ cấu tổ chức của TAND cấp Tỉnh gồm: Ủy ban Thẩm phán ( bao gồm Chánh án, phó Chánh án và một số Thẩm phán, nhưng không quá 9 người), các Tòa chuyên trách, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và bộ máy giúp việc, khi cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể thành lập các Tòa chuyên trách khác thuộc TAND cấp tỉnh, theo đề nghị của Chánh án TANDTC ( Điều 27 Luật Tổ chức TAND). Về thành phần TAND cấp tỉnh có Chánh án, các phó Chánh án, thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án. Kể từ ngày 01/10/2002 Chánh án TANDTC bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức Thẩm phán TAND cấp tỉnh theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tỉnh. Chánh án, phó Chánh án TAND cấp tỉnh do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương. Nhiệm kỳ của Chánh án, phó Chánh án, Thẩm phán TAND cấp tỉnh là 5 năm. Hội thẩm nhân dân của TAND cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân, TAND cấp tỉnh theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Cơ cấu tổ chức của TAND cấp huyện bao gồm: Chánh án các phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và thư ký Tòa án. Theo luật Tổ chức TAND năm 2002 thì Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND cấp huyện theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Chánh án, các phó Chánh án, TAND cấp huyện do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, sau khi thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân địa phương. Nhiệm kỳ của Chánh án, phó Chánh án, Thẩm phán là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Các Hội thẩm nhân dân của TAND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án, TAND cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp
- Cơ cấu của TAQS các cấp bao gồm: TAQS trung ương, TAQS quân khu và tương đương và các TAQS khu vực. Thẩm phán TAQS trung ương là Thẩm phán TANDTC. Chánh án, phó Chánh án TAQS trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. TAQS quân khu và TAQS khu vực có Chánh án, phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án. Chánh án phó Chánh án TAQS quân khu, TAQS khu vực do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ quốc phòng.
II. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HIỆN NAY:
1. Thực trạng về tổ chức của TAND hiện nay:
Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tập quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, TAND là một hệ thống cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước, có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động….và giải quyết những vụ việc khác nhau theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng đó, hệ thống Tòa án được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ bao gồm: ở trung ương có TANDTC, ở địa phương có các TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện. Ngoài ra, còn có các TAQS được tổ chức trong quân đội để xét xử những vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập các Tòa an đặc biệt.
Trên phạm vi toàn quốc, hiện nay có 742 Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 678 Tòa án nhân dân cấp huyện ( không tính các Tòa án quân sự). Nếu xét theo thẩm quyền xét xử, hệ thống Tòa án nhân dân có thể phân thành 741 Tòa an cấp sơ thẩm ( bao gồm 678 Tòa án cấp huyện và 63 Tòa án cấp tỉnh), 66 Tòa cấp phúc thẩm ( bao gồm 63 tòa phúc thẩm cấp tỉnh và 3 tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao), 69 cơ quan xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ( bao gồm 63 Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status