Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí

Chúng ta biết rằng thẩm quyền xét xử của tòa án là một trong chế định quan trọng tố tụng hình sự. Thẩm quyền càng phân định rõ ràng và khoa học thì có tính khả thi và kết quả xét xử của tòa án càng khả quan và chính xác bấy nhiêu. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định mở rộng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện đồng thời Quốc hội cũng có Nghị quyết quy định lộ trình hoàn thiện quy định đó trên thực tế. Thêm vào đó, Pháp lệnh Tổ chức tòa án quân sự năm 2002 cũng quy định phân biệt một cách cơ bản thẩm quyền của Tòa án quân sự và Tòa ỏn nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về lĩnh vực này vẫn gặp những vướng mắc và bất cập nhất định.
Trên cơ sở đó, chúng ta thấy rằng muốn xây dựng thẩm quyền của tòa án trước hết phải xây dựng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để xây dựng thẩm quyền của tòa án các cấp ở trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án. Chính vì vậy, trong bài tập cuối kì này, em đã quyết định lựa chọn đề bài: “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này”.
I. Một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
1. Khái niệm chung về “thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án”.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan thay mặt cho quyền lực của nhân dân và do nhân dân bầu ra. Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền lập pháp và giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ và các cơ quan trực thuộc nhằm đưa ra các nghị quyết, quyết định của quốc hội, pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Tòa án là cơ quan nhà nước được Quốc hội giao cho trực tiếp thực hiện quyền tư pháp, có chức năng xét xử các vụ án để bảo vệ pháp luật và đảm bảo công bằng xã hội. Xét xử là chức năng đặc thù của Tòa án và chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử các vụ án. Điều đó được thể hiện trong quy định của Điều 127 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quyền xét xử thuộc về Tòa án ở đây được hiểu chính là thẩm quyền xét xử.
Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992 thì “thẩm quyền” được hiểu là “quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”. Từ khái niệm này giúp ta có thể hiểu “thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án” là tập hợp các quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc giao vụ án hình sự cho cấp tòa án nào giải quyết, phạm vi các vấn đề cần giải quyết và quyền ra các quyết định của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Ở đây chúng ta đang đề cập đến khái niệm thẩm quyền về mặt hình thức, nghĩa là được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và nội dung của thẩm quyền được cụ thể là: cấp Tòa án được xét xử vụ án, phạm vi giải quyết và quyền ra quyết định của Tòa án.
2. Căn cứ để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án.
Ở Việt Nam, người ta phân loại thẩm quyền xét xử thành ba loại:
- Thẩm quyền xét xử theo việc.
- Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.
- Thẩm quyền xét xử theo đối tượng.
Việc phân loại đó được thực hiện thông qua việc xem xét tổng thể một số dấu hiệu sau:
2.1. Căn cứ vào tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm trong vụ án.
Đây là căn cứ để phân định thẩm quyền xét xử theo việc.
Tính nghiêm trọng của tội phạm được nhà làm luật thể hiện thông qua mức chế tài quy định đối với tội phạm đó. Tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng cao, cụ thể được quy định trong khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, muốn giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác thì khi phân định thẩm quyền xét xử cho Tòa án các cấp phải căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm. Theo đó, loại tội phạm càng nghiêm trọng càng đòi hỏi cơ quan và người tiến hành tố tụng có năng lực cao hơn.


t3Ui6VbddsKK0T2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status