Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Tiền lương tối thiểu - pdf 13

[h2:2x7fqvr7]Download Khóa luận Tiền lương tối thiểu - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí[/h2:2x7fqvr7]



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Tiền lương tối thiểu 4
1.1.2. Bản chất của tiền lương tối thiểu 7
1.1.3. Vai trò của tiền lương tối thiểu 9
1.1.4. Cơ sở để xác định tiền lương tối thiểu 11
1.1.5. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 12
1.2. Các loại tiền lương tối thiểu 16
1.2.1. Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu 16
1.2.2. Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu. 19
Chương 2. Quy định của pháp luật việt nam về tiền lương tối thiểu
2.1. Lịch sử quy định về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 21
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 21
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985 21
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1992 22
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay 24
2.2. Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu 28
2.2.1. Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 28
2.2.2. Các loại tiền lương tối thiểu 35
2.2.3. Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về tiền lương tối thiểu 42
Chương 3. Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở việt nam
3.1. Thực tiễn thực hiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 48
3.1.1. Hiệu quả đạt được 48
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 48
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 53
3.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay
đến 2012 53
3.2.2. Các định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật tiền lương tối thiểu 55
3.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu
ở Việt Nam 55
Kết luận 60
Danh mục các tài liệu tham khảo


[h3:2x7fqvr7]Tóm tắt nội dung:[/h3:2x7fqvr7]ỳ thuộc vào từng địa phương và đặc trưng của từng ngành nghề.
Như vậy, tiền lương đã được tăng 25% so với trước đây, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, dưới sự tác động của các quy luật cung - cầu, giá cả, cạnh tranh đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải tiếp tục được nâng lên mới thực hiện được các nhiệm vụ của nó. Do đó, ngày 15/12/2000 Chính phủ ra Nghị định số 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí. Nghị định quy định mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng.
Sau 8 năm thực hiện, Bộ luật lao động đã góp phần tạo nên trật tự cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động đã có nhiều thay đổi nên các quy định về tiền lương không còn phù hợp. Trước tình hình đó, ngày 2/4/2002 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung. Để cụ thể hoá các quy định mới, ngày 31/12/2002 Chính phủ ra Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế Nghị định số 197/CP năm 1994.
Tháng 12/2002, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI đã ra các Nghị quyết số 09/2002/QH11 về dự toán “ngân sách nhà nước năm 2003” và Nghị quyết số 14/2002/QH11 về “nhiệm vụ năm 2003”. Theo đó, tiền lương phải được thay đổi một cách toàn diện với tất cả các đối tượng lao động. Trên cơ sở đó, ngày 15/01/2004, Chính phủ ra Nghị định số 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương. Nghị định này quy định mức lương tối thiểu là 290.00 đồng/tháng.
Mặc dù lương tối thiểu đã được tăng 38% so với trước đây. Tuy nhiên, lần tăng lương này là giải pháp trước mắt về tiền lương. Trước tình hình giá cả leo thang liên tục đòi hỏi phải có một chính sách tiền lương mới toàn diện, hợp lý hơn, đảm bảo được giá trị của đồng lương trong thực tế. Do đó, nước ta đã thành lập Ban nghiên cứu chính sách tiền lương mới. Ngày 19/03/2003, Trưởng ban chỉ đạo nghiên cứu chính sách tiền lương mới phải toàn diện, lâu dài, liên tục, mở ra một giai đoạn mới của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ở Việt Nam, kéo dài liên tục, từng bước trong vòng 2 năm từ năm 2004 đến năm 2005.
Ngày 14/12/2004, Chính phủ ra Nghị định số 203/2004/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tăng lên 310.000 đồng/tháng. Tiếp đó, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 15/09/2005 Chính phủ ra Nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng.
Để cụ thể hoá chính sách tiền lương mới, ngày 04/10/2005, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Thông tư số 25/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP. Thông tư đã quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh tiền lương, phụ cấp lương và hướng dẫn cách tính lương cho các đối tượng ở trên, đảm bảo cho Nghị định số 118/2005/NĐ-CP được thực hiện trên thực tế.
Như vậy, lần cải cách chính sách tiền lương này kéo dài suốt 2 năm và được cải cách theo nhiều bước, vừa đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ, vừa không tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý và hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động.
Để đảm bảo đời sống của người lao động và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đất nước, năm 2006 Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi về chính sách tiền lương.
Khởi đầu là những quy định về mức lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sau khi tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 06/01/2006. Chính phủ ra Nghị định số 03/2006/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tiếp đó ngày 07/09/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng mức lưong tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng.
Cuối năm 2006, Việt Nam ra nhập WTO. Cùng với sự kiện này, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi mức lương tối thiểu làm sao cho không những phù hợp với tình hình chung của đất nước mà còn phải phù hợp với tình hình thế giới và nhu cầu hội nhập.
Nói tóm lại, sau gần 60 năm, tiền lương tối thiểu ở nước ta đã dần dần phát triển và đi tới hoàn thiện để tạo ta “lưới an toàn” bảo vệ người lao động. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sức lao động được coi là hàng hoá, vấn đề bảo vệ người lao động càng phải được quan tâm bởi họ chính là người tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
2.2. Pháp luật hiện hành về tiền lương tối thiểu
Ngày 16/11/2007, Chính phủ ban hành 3 Nghị định mới, quy định về tiền lương tối thiểu. Đó là Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung, Nghị định số 167/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, Nghị định số 168/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại việt Nam. Các quy định này dựa trên các cơ sở xây dựng và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu như sau:
2.2.1. Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
a. Cơ sở xây dựng tiền lương
Cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu là những yếu tố mà dựa vào đó Nhà nước nghiên cứu và xây dựng mức lương tối thiểu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tế cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Theo Điều 56 Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002 và Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP thì cơ sở để xây dựng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bao gồm:
* Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động và có phần nuôi con
Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động được xác định trong tiền lương tối thiểu bao gồm nhu cầu về ăn, ở, giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và một số khoản chi tiêu khác. Ngoài ra, còn có phần nuôi con (chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của bản thân người lao động).
Hệ thống các nhu cầu đó của người lao động luôn có sự biến đổi theo từng thời kỳ, do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Cơ cấu chi dùng đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ lệ chi cho nhu cầu về ăn, tăng tỷ lệ nhu cầu về nhà ở, học tập và giao tiếp xã hội. Ví dụ như năm 1993, khi xây dưng chính sác...

Link download cho các bạn
wW047nd2Nas7u6E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status