Tiểu luận Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ - pdf 13

Download Tiểu luận Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ miễn phí



MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU 1
B - NỘI DUNG 1
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DICH VỤ 1
1, Khái niệm về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 1
2, Vai trò của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 2
II/ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ 3
1, Khái quát về pháp luật đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 3
2, Nội dung cơ bản của pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 3
2.1 Về chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 3
2.2 Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 4
2.3 Hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 5
2.3.1 Đấu thầu rộng rãi 5
2.3.2 Đấu thầu hạn chế 5
2.4 cách đấu thầu háng hóa, dịch vụ 6
2.4.1 Đấu thầu một túi hồ sơ. 6
2.4.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ 6
2.5 Các nguyên tắc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 6
2.5.1 Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả 7
2.5.2 Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau 7
2.5.3 Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai 7
2.5.4 Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu 8
2.5.5 Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng 8
2.5.6 Nguyên tắc đảm bảo dự thầu hay đảm bảo thực hiện hợp đồng 8
2.6 Trình tự, thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 8
Bước 1 : Mời thầu 9
Bước 2: Dự thầu 10
Bước 3 : Mở thầu 11
Bước 4 : Xét thầu 11
Bước 5: Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu 11
Bước 6: Thông báo kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng 12
Bước 7: Đấu thầu lại 12
III/ VẤN ĐỀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 12
1, Thực trạng đấu thầu hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam 12
2, Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ 13
C – KẾT LUẬN 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38722/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐỀ BÀI: Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Bài làm:
A- MỞ ĐẦU
Đấu thầu nói chung và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói riêng là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua đấu thầu hàng hóa, dịch vụ các hoạt động kinh tế không những được kích thích phát triển mà còn diễn ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ luôn là một yêu cầu khắt khe mà thực tiễn đã và đang đặt ra đối với lý luận. Một điều kiện cần đặt ra đó là pháp luật cần quy định một cách cụ thể, phù hợp nhất về những nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
B - NỘI DUNG
I/ Những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
1, Khái niệm về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một tập hợp đan xen của những quan hệ kinh tế và pháp lý phức tạp. Về phương diện kinh tế, đấu thầu là một quan hệ kinh tế khách quan, nó ra đời do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, nơi mà sản xuất và trao đổi hàng hóa luôn diễn biến trong trạng thái cung lớn hơn cầu. Do đó, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ về bản chất kinh tế là một cách lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Xét về phương diện pháp lý, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hành vi pháp lý của một nhóm chủ thể đặc biệt trong xã hội là thương nhân, nó mang bản chất pháp lý của một hoạt động thương mại. Bởi vậy, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại và khái niệm về đấu thầu được ghi nhận rất cụ thể tại khoản 1 Điều 214 Luật thương mại: “ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”
So với các hoạt động thương mại khác, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có một số nét đặc thù sau:
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại.
Các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là các bên mua và bán hàng hóa, dịch vụ.
Quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều nhà thầu.
Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
2, Vai trò của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đây là một công cụ quan trọng của nền kinh tế thị trường, giúp bên mời thầu và nhà thầu gặp nhau thông qua cạnh tranh.
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế…
II/ Nội dung pháp lý cơ bản về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
1, Khái quát về pháp luật đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Pháp luật đóng một vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh hướng vận động và phát triển của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Đó vừa là cơ sở pháp lý quan trọng vừa là động lưc cho việc thực hiện hoạt động đấu thầu trong thực tiễn. Ở nước ta, pháp luật về đấu thầu nói chung, đấu thầu hàng hóa dịch vụ nói riêng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên các quy định còn manh mún, chưa đồng bộ và nội dung cũng còn nhiều bất cập. Trước đây, đấu thầu hàng hóa được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản cho đến khi bộ Luật thương mại 2005 được thông qua. Cho đến nay, những vấn đề chủ yếu liên quan đến đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật thương mại, Luật đấu thầu 2005.
2, Nội dung cơ bản của pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
2.1 Về chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động thương mại đặc thù. Tham gia vào hoạt động này bao gồm hai nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Bên cạnh đó, có thể có sự tham gia của các chủ thể trung gian khác như nhà tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu hay các chủ thể khác như chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ, cho vay vốn…
Bên mời thầu là bên có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hay thực hiện một công việc nhất định. Đó có thể là chủ sở hữu vốn hay người được giao quyền sử dụng vốn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Dù ở trường hợp nào thì người sở hữu vốn luôn có vai trò chi phối nhất định đến gói thầu. Theo khoản 1 Điều 214 Luật thương mại thì bên mời thầu không bắt buộc phải là thương nhân. Tuy nhiên, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời nên bên mời thầu chủ yếu là các thương nhân.
Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn thông qua đấu thầu để giành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được bên mời thầu mời tham dự. Bên dự thầu có thể là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện. Người thắng cuộc trong quá trình đấu thầu mới được lựa chọn ký kết hợp đồng hàng hóa, dịch vụ với bên mời thầu (bên trúng thầu). Ngoài điều kiện về tư cách chủ thể phải là thương nhân, bên dự thầu cần đảm bảo một số tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn về sự độc lập về mặt tài chính, có năng lực pháp luật dân sự. Đối với thương nhân là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.
Các chủ thể khác tham gia vào quan hệ đấu thầu như nhà tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu… chưa được pháp luật quy định rõ về tư cách pháp lý nhưng đã thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình tổ chức và thực hiện đấu thầu như tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và xét thầu…Về điều này, pháp luật cần có sự điều chỉnh thích hợp để hoạt động đấu thầu được diễn ra hiệu quả và chất lương hơn.
2.2 Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Tất cả các loại hàng hóa được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật đều là đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật thương mại, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả các loại động sản hình thành trong tương lai, và những vật gắn liền với đất đai. Đối với dịch vụ, theo quy định khá “mở” của Luật thương mại, có thể hiểu bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp luật không cấm và được thực hiện nhằm mục tiêu sinh lời. Các mặt hàng cấm lưu thông và dịch vụ cấm thực hiện được quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo cách tiếp cận của Hiệp định chung về thươn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status