Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả - pdf 13

Download Luận văn Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả miễn phí



Mục lục
 
Trang
Lời nói đầu .1
Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do
xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm .3
1.1 . khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả .3
1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng .3
1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả .5
1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả .6
1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản .6
1.2.2. Trong lĩnh vực báo chí .8
1.2.3. Trong lĩnh vực âm nhạc .11
1.2.4. Trong lĩnh vực điện ảnh .12
1.2.5. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình 13
1.2.6. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính .14
1.3. ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tác giả .16
Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả .18
2.1. Hành vi xâm phạm quyền tài sản .18
2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân .23
2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể
chuyển dịch .23
2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch .25
2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học
luật hà nội 26
2.3.1. Cài đặt phần mềm máy vi tính bất hợp pháp .26
2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp
Chương 3: Thiệt hại .29
3.1. Tổn thất về tài sản .29
3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hay giá chuyển giao
quyền sử dụng quyền tác giả .30
3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả .31
3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản
của doanh nghiệp .32
3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng
của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị,
nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác .32
3.2. Thu nhập bị giảm sút .33
3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác
trực tiếp quyền tác giả .33
3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao
quyền sử dụng quyền tác giả .33
3.3. tổn thất về cơ hội kinh doanh .33
3.4. Chi phi hạn chế, khắc phục thiệt hại .34
3.5. Tổn thất tinh thần .34
Chương 4: Xử lý xâm phạm .36
4.1. Thủ tục yêu cầu .36
4.1.1. thẩm quyền xử lý .36
4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm
quyền tác giả .37
4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơn .38
4.2. Các biện pháp xử lý .40
4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm .40
4.2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai .41
4.2.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại .42
4.2.4. Buộc hoàn trả khoản lợi trái pháp luật .46
4.2.5. Buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm .46
4.2.6. Buộc thực hiện nghĩa vụ .46
4.2.7. Phạt .46
4.3. xử lý xâm phạm tại Đại học Luật Hà Nội .47
4.3.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm .47
4.3.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai .48
4.3.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại .48
4.3.4. Phạt .49
Chương 5: Thực tiễn áp dụng pháp luật
và kiến nghị .50
5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật .50
5.1.1. Những mặt tích cực .50
5.1.2. Những mặt còn tồn tại .51
5.2. Kiến nghị .51
5.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật .51
5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội .53
5.2.3. Kiến nghị khác .54
Kết luận .55
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38733/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ột số chi tiết khác cũng có những điểm giống nhau… Tuy ý tưởng giống nhau nhưng cách thể hiện ý tưởng là khác nhau, do đó không vi phạm quyền tác giả.
2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân
2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Mạo danh tác giả;
- Sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Các quyền nhân thân không thể chuyển dịch là các quyền chỉ dành riêng cho tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có các quyền này nếu như họ không đồng thời là tác giả. Quyền nhân thân này được bảo hộ vô thời hạn. Cho nên, mọi hành vi không nêu tên hay nêu sai tên tác giả; thay đổi tên tác phẩm; thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm; cắt xén, bóp méo tác phẩm sau khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù có thể tác giả của tác phẩm đã mất cách đó hàng thế kỷ.
Tại khoản 5 Điều 28 Luật SHTT quy định hành vi “Sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 bis Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc đánh giá xem danh dự, uy tín của tác giả có bị phương hại không lại phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng khu vực, từng vùng miền khác nhau, thậm chí còn phải xem xét đến nền văn hoá, phong tục tập quán của các nền văn hoá khác trên thế giới (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến yếu tố nước ngoài). Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân đặc trưng của tác giả, luôn thuộc về tác giả, kể cả khi tác giả không còn là chủ sở hữu tác phẩm. Chỉ có tác giả mà không một ai khác có quyền sửa chữa, cắt xén hay thay đổi tác phẩm, nếu không có sự đồng ý của tác giả. Vì vậy, tác giả được pháp luật trao cho quyền cấm những hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm của các tổ chức, cá nhân khác.
Trong cuốn “Bình luận quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” có đoạn viết: “Trong thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà khoa học trẻ, chưa có danh tiếng, do muốn tác phẩm của mình được in, được công bố nên phải khước từ quyền tác giả của mình bằng cách để cho thủ trưởng cơ quan hay những người có chức, có quyền, có danh tiếng đứng tên tác phẩm. Những tác giả đích thực này, nếu có bằng chứng có thể kiện đòi quyền được coi là tác giả, quyền đứng tên tác phẩm”. Bên cạnh đó, một số người lại vì muốn nổi tiếng mà đã sẵn sàng “bán rẻ” lương tâm nghề nghiệp “chôm” các tác phẩm văn học, nghệ thuật của người khác rồi đề tên mình và đem công bố. Tệ hơn nữa, có người còn “mượn tạm” “đứa con tinh thần” của người khác đi tham gia các cuộc thi để rồi “ung dung” nhận giải.
Ngày 26/6/2006, nhà báo Hà Linh (phóng viên Thời báo kinh tế Việt Nam) đã thắng kiện trong vụ kiện Nhà xuất bản Văn hoá thông tin “chôm” tám bài báo của chị, in thành sách, không xin phép và không đề đúng tên tác giả. Đây chính là trường hợp sao chép toàn bộ tác phẩm. Theo nhận định của giới chuyên môn, trường hợp vi phạm quyền tác giả này không phải là ngoại lệ, thậm chí là khá phổ biến hiện nay.
Một số hành vi khác cũng cần kể đến là hành vi thu gom tác phẩm của người khác rồi gắn thêm vào đó chữ “biên soạn” hay “sưu tầm” rồi ký tên khác, in thành sách để xuất bản; thay tên các tác phẩm, sửa tên nhân vật, cắt xén tác phẩm của các tác phẩm đã được công bố.
Cuối năm 2006, Album “Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ Linh bị luật sư Cù Huy Hà Vũ kiến nghị về việc album này vi phạm quyền nhân thân của một số nhạc sỹ nước ngoài. Việc đặt lời mới cho những bản nhạc cổ điển về bản chất không khác gì nhiều so với hành vi làm nhạc “chế”. Album này không vi phạm quyền tài sản (vì các tác giả đã mất cách đây hơn 50 năm) nhưng rõ ràng là vi phạm quyền nhân thân. Ca sỹ Mỹ Linh từng cho rằng: “Chat với Mozart” là cuộc trò chuyện giữa thay mặt của hai thế hệ, trong đó, Mỹ Linh là thay mặt cho giới trẻ hiện nay và Mozart là thay mặt của những giá trị nhạc cổ điển và mọi chỉ trích chỉ làm cho CD bán chạy hơn, nghĩa là sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cô và cho các nhà sản xuất khác. Thực ra, album này vi phạm quyền nhân thân của tám nhạc sỹ cổ điển nước ngoài (Bach, Tchaikovsky, Borodine, Elgar, Mozart, Schumann, Vivaldi, Gounod) với việc chế lời Việt cho các tác phẩm của các nhạc sỹ này. Album “Chat với Mozart” đã vi phạm quyền nhân thân theo khoản 5 Điều 28 Luật SHTT: “Sửa chữa, cắt xén, hay xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào” do quyền này “được bảo hộ vô thời hạn”(khoản 1 Điều 27 Luật SHTT). Dựa vào cơ sở pháp lý này có thể khẳng định: phổ lời mới cho tác phẩm là một hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm và vì thế mà bị coi là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Hơn nữa, tại Điều 2 Luật SHTT ghi rõ: “Luật này áp dụng đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật tháng 10 năm 2004, trong khi đó album “Chat với Mozart” ra đời vào tháng 11/2006. Do vậy, những người thừa kế hợp pháp của các nhạc sỹ có tác phẩm được sử dụng trong “Chat với Mozart” có quyền khởi kiện tác giả và các nhà sản xuất CD này về hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả.
Trên thực tế người ta thường quan tâm hơn đối với hành vi xâm phạm quyền tài sản mà ít để ý tới hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, đặc biệt là trường hợp các tác giả của tác phẩm đã chết hơn năm mươi năm.
2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch
Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau:
Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm.
Việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc đều không coi là công bố tác phẩm.
Công bố tác phẩm là quyền nhân thân. Tuy nhiên, khác với các quyền nhân thân khác, quyền công bố tác phẩm là quyền có thể chuyển giao cho người khác, không nhất thiết phải chính tác giả là người công bố; đồng thời quyền nhân này là quyền được pháp luật bảo hộ có thời hạn (suốt cuộc đời t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status