Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam - pdf 13

Download Luận văn Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam miễn phí



Mục lục
Nội dung Trang
Đặt vấn đề 4
Phần thứ nhất. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 7
Chương I. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý và thị
trường dịch vụ pháp lý 9
1. Khái niệm và phân loại 9
2. Đặc điểm 20
Chương II. Thực tiễn sự hình thành và phát triển dịch vụ
pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 24
1. Giai đoạn từ năm 1987 trở về trước 24
2. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2006 27
3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 28
Phần thứ hai. Những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 31
Chương I. Quá trình hình thành và phát triển các quy định
pháp luật về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt
Nam 32
Chương II. Những quy định pháp luật trước khi Luật Luật sư
2006 có hiệu lực thi hành 40
1. Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước
ngoài” 41
2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài 43
3. Các quy định về nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành
nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài 45
4. Các quy định về hình thức hành nghề 47
5. Các quy định về phạm vi hành nghề 49
6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động,
thay đổi nội dung Giấy phép, gia hạn hoạt động, chấm dứt
hoạt động và một số quy định khác 51
7. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài 60
Chương III. Các quy định pháp luật hiện hành 65
1. Những quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 66
2. Các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ ASEAN 69
3.Những quy định theo Luật Luật sư 2006, các văn bản
hướng dẫn thi hành và các văn bản có liên quan khác 70
Phần thứ ba. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 83
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo 90
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38696/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BTP ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP), Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/09/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
d) Giai đoạn thứ tư
Giai đoạn thứ tư được bắt đầu từ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cuối năm 2006 và bắt đầu lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có thị trường dịch vụ pháp lý. Ngày 29/06/2006, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Luật sư số 65/2006/QH11 (sau đây sẽ gọi là Luật Luật sư 2006) thay thế cho Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư 2006 gồm 9 chương, 94 điều, so với Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư bổ sung một chương mới quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Chương VI). Như vậy, từ đây, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được quy định chung trong một văn bản là Luật Luật sư, hay nói cách khác, Luật Luật sư là văn bản pháp luật điều chỉnh tất cả các hoạt động hành nghề của luật sư trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, thay thế cho Nghị định số 87/2003/NĐ-CP và Thông tư số 06/2003/TT-BTP. Ngày 25/04/2007, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
Luật Luật sư 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới đối với các quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Tóm lại, từ khi ra đời năm 1992 đến nay, chế định về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua bốn giai đoạn phát triển gồm:
+ Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn Nghị định 42/CP có hiệu lực (từ năm 1995 đến năm 1998)
+ Giai đoạn thứ hai: giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 1998 đến năm 2003)
+ Giai đoạn thứ ba: giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 2003 đến năm 2007)
+ Giai đoạn thứ tư: giai đoạn Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực (từ năm 2007 đến nay)
- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất nhanh (ban hành 4 văn bản trong vòng 11 năm), về nội dung có rất nhiều thay đổi lớn theo chiều hướng xoá bỏ các hạn chế, tự do hoá thị trường dịch vụ pháp lý, mở rộng phạm vi, hình thức hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Chương II. Những quy định pháp luật trước khi luật luật sư 2006 có hiệu lực thi hành
Trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành, chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua ba giai đoạn phát triển trên cơ sở ba văn bản là Nghị định 42/CP năm 1995, Nghị định 92/1998/NĐ-CP và Nghị định 87/2003/NĐ-CP. Như vậy, nghiên cứu các quy định pháp luật trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành chính là việc phân tích, so sánh, đánh giá ba Nghị định trên và các văn bản pháp luật có liên quan. Để phân tích một cách toàn diện, khoa học, trên cơ sở đó rút ra những kết luận chính xác, phù hợp với nội dung nghiên cứu, Luận văn sẽ so sánh, đánh giá chế định về hoạt động của tổ chức luật sư trong ba giai đoạn trên theo những nội dung sau:
Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước ngoài”
Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức luật sư nước ngoài
Nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành nghề
Hình thức hành nghề
Phạm vi hành nghề
Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và một số quy định khác
Các quyền và nghĩa vụ
1. Khái niệm về “Tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước ngoài”
Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và “luật sư nước ngoài” không được quy định trong ba Nghị định của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài đã nói ở trên nhưng được nêu rõ trong các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp.
Thông tư số 791/TT-LSTVPL của Bộ Tư pháp ngày 08/09/1995 hướng dẫn thi hành quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 791/TT-LSTVPL) chỉ nêu khái niệm về tổ chức luật sư nước ngoài tại khoản 1.2 như sau:
“Tổ chức luật sư nước ngoài quy định tại Quy chế là tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật của nước ngoài được thành lập và đang hoạt động phù hợp với pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đó.”
Một điểm thiếu sót của Thông tư này là chưa nêu khái niệm “luật sư nước ngoài” mặc dù khái niệm này đã được nhắc đến tại điều 7 Quy chế hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Thông tư số 08/1999/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 08/1999/TT-BTP) đã nêu cả khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và khái niệm “luật sư nước ngoài” tại các khoản 1.1 và 1.2 như sau:
Khoản 1.1: “Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là tổ chức luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.”
Khoản 1.2: “Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp”
Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 hướng dẫn một số quy định của Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 06/2003/TT-BTP), khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và “luật sư nước ngoài” được nêu tại các khoản 1.1 và 1.3 như sau:
Khoản 1.1: “Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định 87/2003/NĐ-CP là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.”
Khoản 1.3: “Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định 87/2003/NĐ-CP là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.”
Như vậy, khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” quy định tại ba Thông tư trên về cơ bản là tương đồng và có hai điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, đó phải là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập hợp pháp theo p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status