Khóa luận Chế định kiểm sát viên - pdf 13

[h2:1uxsvacg]Download Khóa luận Chế định kiểm sát viên- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí[/h2:1uxsvacg]
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1 Những vấn đề mang tính lý luận
của chế định kiểm sát viên Viên kiểm sát nhân dân 3
1.1. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 3
1.1.1. Khái niệm kiểm sát viên và chế định kiểm sát viên 3
1.1.2. Vị trí, vai trò của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 3
1.2. Sự hình thành và phát triển của chế định kiểm sát viên 6
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 7
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 tới năm 1980 9
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 10
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay 13
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 16
1.3.1. Trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp 17
1.3.2. Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố 21
1.4. Tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 25
1.4.1. Các quy định về tiêu chuẩn kiểm sát viên 26
1.4.2. Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
và thuyên chuyển kiểm sát viên 29
1.5. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ quan tố tụng khác 32
1.5.1. Kiểm sát viên với cơ quan điều tra 32
1.5.2 Kiểm sát viên với Toà án 33
1.5.3. Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi hành án 34
1.5.4 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với luật sư 34

Chương 2 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
chế định kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 36
2.1. Vấn đề tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động
kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện 36
2.1.1. Tiêu chuẩn kiểm sát viên 36
2.1.2. Chế độ bổ nhiệm kiểm sát viên 46
2.1.3. Thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên 47
2.2. Hoạt động của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả 47
2.2.1. Trong thực hành quyền công tố nhà nước 48
2.2.2. Trong kiểm sát các hoạt động tư pháp 51
2.3. Chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với kiểm sát viên 59
2.3.1. Chế độ chính sách đối với kiểm sát viên 59
2.3.2. Khen thưởng và kỷ luật kiểm sát viên 62
2.4. Các biện pháp bảo đảm cho kiểm sát viên 63
Kết luận 65
Danh mục tài liệu tham khảo 66


[h3:1uxsvacg]Tóm tắt nội dung:[/h3:1uxsvacg] kiểm sát viên nhân dân cấp tỉnh(...) ít nhất là 5 năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát nhân dân tối cao,(...) có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới"(Điều 20 - Pháp lệnh kiểm sát viên 2002)
Như vậy, điểm mới của Pháp lệnh kiểm sát viên 2002 so với pháp lệnh 1993 là có sự điều chỉnh về thời gian thực tế hoạt động của kiểm sát viên trước khi bổ nhiệm. Đó là đối với kiểm sát viên cấp tỉnh, trước đây quy định phải có 6 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật thì nay tăng lên 10 năm, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước đây quy định phải có 8 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật thì nay là 15 năm. Ngoài việc điều chỉnh về thời gian công tác thực tế, pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 còn bổ sung quy định: để trở thành kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì người đó phải đã từng là kiểm sát viên cấp huyện ít nhất 5 năm trở lên; để trở thành kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ít nhất 5 năm trở lên. Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ nhiệm những người đủ thời gian làm kiểm sát viên cấp dưới trực tiếp theo quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo năng lực thực tiễn và quá trình phấn đấu rèn luyện đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
1.4.2. Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và thuyên chuyển kiểm sát viên
1.4.2.1. Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên
Tuyển chọn kiểm sát viên là một nội dung quan trọng gắn với hoạt động quản lý hành chính đối với kiểm sát viên. Việc tuyển chọn kiểm sát viên phải đạt được mục đích: tuyển chọn được những người có đủ tiêu chuẩn làm kiểm sát viên, bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đặc biệt là nhằm chuẩn hoá đội ngũ kiểm sát viên chuyên nghiệp. Vì vậy, trong công tác tuyển chọn, cách tuyển chọn, thủ tục tuyển chọn và nhiệm kỳ hoạt động của kiểm sát viên là những vấn đề cơ bản, cấp thiết.
Nếu như trước đây, những cán bộ đảm nhận nhiệm vụ công tố thời kỳ 1946-1959 do cử thì chức danh kiểm sát viên từ năm 1960 tới nay việc tuyển chọn thường được tiến hành theo thủ tục bổ nhiệm. Theo đó, người được tuyển chọn làm kiểm sát viên do người hay cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, riêng đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để giúp Chủ tịch nước và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở mỗi cấp đều có Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên. Thành phần, nhiệm vụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn được quy định tại các điều 22, 23, 24, 25 Pháp lệnh kiểm sát viên 2002.
- Thành phần của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành (BCH) Hội luật gia Việt Nam, trong đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, các thành viên khác là uỷ viên.
- Thành phần Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên cấp tỉnh, huyện gồm: Chủ tịch hay phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thay mặt Ban tổ chức chính quyền (Sở nội vụ), ủy ban mặt trận Tổ quốc, BCH Hội luật gia Việt Nam làm ủy viên.
Việc quy định thành phần như trên thể hiện tính dân chủ, khách quan của các cơ quan, tổ chức xã hội, các đoàn thể và nhân dân thông qua người thay mặt trong việc tuyển chọn người xứng đáng giữ cán cân công lý. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Quy trình bổ nhiệm kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành gồm các bước sau:
- Chuẩn bị và gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC-BQP-BNV-UBMTTQVN. Việc chuẩn bị hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh, cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm.
- Tuyển chọn người để bổ nhiệm làm kiểm sát viên: việc tuyển chọn người để bổ nhiệm làm kiểm sát viên được tiến hành với từng người một và theo một trình tự nhất định: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay cấp tỉnh báo cáo với Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các tài liệu có trong hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên, trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm đối với người đó. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và tiêu chuẩn kiểm sát viên, các thành viên trong Hội đồng tuyển chọn thảo luận, trao đổi xem người đó có đủ tiêu chuẩn để làm kiểm sát viên không. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kết luận và lấy biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay của các thành viên trong hội đồng. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành mới có giá trị.
- Trình Chủ tịch nước hay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm: danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước, danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Kèm theo tờ trình là hồ sơ của người được Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các cấp đã tuyển chọn, biên bản phiên họp tuyển chọn. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước xem xét đề nghị bổ nhiệm của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét đề nghị bổ nhiệm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi đến, và ra quyết định bổ nhiệm.
1.4.2.2. Miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các cấp
Việc miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước quyết định; đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định và cũng phải trải qua trình tự thủ tục như trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên.
Theo quy định của Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 thì Chủ tịch nước ra quyết định miễn nhiệm, cách chức đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân t


Link download cho anh em
MXuYnLBQEjv0vGW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status