Vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp các chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phối hợp chính sách kinh tế là một vấn đề quan trọng trong Liên minh kinh tế - tiền tệ. Môi trường kinh tế của các nước thành viên EU có đặc điểm là phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng (do thực hiện chiến lược Thị trường nội địa, EMU, tiến bộ công nghệ,…), nên chính sách kinh tế của một nước có thể sẽ có tác động tai hại đến các nước láng giềng. Do vậy, cần phối hợp chính sách để tránh những tác động “vượt biên giới” đó của các chính sách quốc gia. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp các chính sách kinh tế của EU.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận về phối hợp chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu.
1. Khái quát chung về chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu.
1.1. Chiến lược kinh tế của EU trong nửa cuối những năm 1980.
Trong nửa cuối những năm 1980, các nước EU tập trung theo đuổi chiến lược thống nhất và hoàn thiện các thị trường. Mốc quan trọng đánh dấu về việc thực hiện chiến lược này là việc các nước EU ký kết “Định ước châu Âu duy nhất” vào tháng 12/1985 (có hiệu lực từ tháng 7/1987), mục tiêu chính là thực hiện lịch trình 7 năm nhằm xóa bỏ các đường biên giới nội bộ EU, tạo ra một thị trường nội địa cho sự lưu thông tự do của hàng hóa, con người, dịch vụ và tư bản. Đến 1/1/1993, một thị trường nội địa của Cộng đồng châu Âu đã chính thức ra đời. Song song với việc thống nhất các thị trường châu Âu, EU cũng đã khẩn trương thúc đẩy các cải cách kinh tế theo hướng thúc đẩy sự vận hành hoàn thiện của cơ chế thị trường và cạnh tranh, giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
1.2. Chiến lượng kinh tế của EU trong những năm 1990
Mốc mới trong sự thay đổi chiến lược của EU từ những năm 1990 là Hiệp ước về Liên minh châu ÂU (Hiệp ước Maastricht, được ký ngày 7/2/1992, có hiệu lực từ ngày 1/11/1993). Mục tiêu chính của hiệp ước này là xây dựng một EU gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, chính sách kinh tế lẫn chính trị và xã hội. Một nội dung quan trọng là thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung.
Theo tinh thần và định hướng của Hiệp ước, cải thiện các điều kiện kinh tế vĩ mô (nền tài chính công lành mạnh, giảm thâm hụt ngân sách, ổn định giá cá…) được coi là điều kiện tiền đề để tiến hành các cải cách kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của các nên kinh tế EU. Đồng thời với việc ra đời EMU, sự phối hợp các chính sách kinh tế trong EU đã được đề cao, các thể thức, cơ chế phối hợp cũng đã được cải thiện.
1.3. Chiến lược kinh tế của EU từ năm 2000.
Hội nghị thượng đỉnh EU tại Lisbon tháng 3/2000 đã thông qua một chiến lược mới cho EU: “Chiến lược Lisbon”. Mục tiêu chiến lược mới của EU cho thập kỷ 2000-2010 là “trở thành một nền kinh tế trí thức có sức mạnh cạnh tranh và năng động nhất thế giới, có khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao số lượng và chất lượng việc làm và gắn kết xã hội chặt chẽ hơn”.
Để dạt mục tiêu này, Chiến lược Lisbon cũng đã đề ra các nhiệm vụ chiến lược chính sau đây:
- Để chuẩn bị cho sự quá độ sang nên kinh tế tri thức và xã hội tri thức, EU sẽ thực thi những chính sách thích hợp đối với xã hội thông tin và R&D, đồng thời từng bước đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, hoàn thiện Thị trường nội địa.
- Hiện đại hóa mô hình xã hội châu Âu, đầu tư vào con người và đấu tranh chống tính trạng “ngoài lề hóa xã hội” (tình trạng những người không có việc làm, bị bần cùng hóa, bị tách rời các sinh hoạt xã hội).
- Thực thi chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
 Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế của các nước EU từ giữa những năm 1980 đến nay bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Thúc đẩy tiến trình liên kết và mở rộng EU.
2. Thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường.
3. Xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định hóa, hình thành một thị trường thống nhất thực sự.
4. Chiến lược nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.
5. Củng cố và hiện đại hóa mô hình xã hội châu Âu, chú trọng bảo vệ môi trường.
6. Kiên trì định hướng xây dựng nền kinh tế mở cửa, củng cố và tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ kinh tế Quốc tế.



o2sPjOXf9ONY8h8

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status