Tiểu luận Câu chuyện về chuyển nhượng thương mại mô hình G7 Mart và những bài học kinh nghiệm - pdf 13

Download Tiểu luận Câu chuyện về chuyển nhượng thương mại mô hình G7 Mart và những bài học kinh nghiệm miễn phí

I. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG MÔ HÌNH G7 MART
1. Giới thiệu thương hiệu G7 Mart
Chuỗi cửa hàng G7 Mart do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ G7 thành lập (sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ G7). Ngày 5/8/2006 chuỗi cửa hàng G7 Mart được khai trương với 500 cửa hàng tiện lợi G7 Mart, 70 trung tâm phân phối và 9.500 cửa hàng thành viên. Sản phẩm kinh doanh của G7 Mart chủ yếu là thực phẩm ngọt, thực phẩm mặn, hóa mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, thuốc tây, báo chí, thẻ điện thoại trả trước, quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hóa đơn, máy ATM, điện thoại công cộng.
Kế hoạch mà Ban giám đốc Công ty G7 đề ra bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn một là phát triển nhanh hệ thống phân phối bằng cách tập hợp, liên kết với các cửa hiệu và đại lý. Công ty sẽ nâng cấp thành một hệ thống hiện đại và chuyên nghiệp cao thông qua mô hình từ cửa hàng tạp hóa thành cửa hàng tiện lợi; đại lý, nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối, mua hàng hiệu quả với số lượng lớn, từ đó liên kết các nhà sản xuất lại một cách bền vững.
Giai đoạn hai sẽ xây dựng các trung tâm thương mại tổng hợp, các siêu thị và đại siêu thị, thực hiện bằng các hình thức G7 đầu tư 100% hay liên doanh, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền cấp phép.
Giai đoạn ba là xây dựng Viettown để đi ra thế giới, là liên minh mạnh mẽ của các nhà sản xuất và các nhà phân phối Việt với hậu phương vững chắc là Chính phủ, người tiêu dùng Việt Nam và Việt kiều.
Mô hình này được coi là giải pháp tối ưu trong thời điểm Việt Nam đứng trước thềm hội nhập vào sân chơi chung của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) bởi nó mang lại tiện ích cho cả nhà cung cấp lẫn khách hàng, đặc biệt là trước thực tế hệ thống phân phối truyền thống đang ngày càng lỗi thời và thị trường bán lẻ ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm.mại là ht
2. Điều kiện và cách thức nhượng quyền thương mại
Hệ thống G7 Mart hình thành trên cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hóa, với mục tiêu là trang bị nâng cấp, thay đổi cách quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này chuyển thành chuỗi cửa hàng tiện lợi theo mô hình phân phối hiện đại. Theo Công ty G7, các cửa hàng tạp hóa khi gia nhập hệ thống G7 Mart sẽ được thiết kế, trang trí lại cửa hàng, tổ chức lại cách trưng bày hàng hóa, chuẩn hóa dịch vụ thông qua việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng phần mềm có khả năng điều phối quản lý trong cả hệ thống.
Những tiêu chuẩn gia nhập hệ thống của G7 Mart khá khắt khe: cửa hàng ở mặt tiền đường trên 4m, dài 8m trở lên; đang hoạt động, có doanh thu cao từ 5-10 triệu/ngày; mới xây dựng hay đã xây dựng dưới 10 năm; quyền sở hữu của chủ cửa hàng hay thuê dài hạn; ở khu vực trung tâm dân cư mới, khu đông dân cư; ở ngay trục lộ chính của các ngã ba, ngã tư đường nội bộ các khu dân cư; gần bệnh viện, bến xe, gần chợ; gần khu công nghiệp, ký túc xá…
Nhìn vào hệ thống nhận diện chuẩn của chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart với những gam màu mát mắt và tươi trẻ có cảm giác đối tượng phục vụ chủ lực của hệ thống này là các khách hàng trẻ tuổi. Yếu tố tâm lý tiêu dùng phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của G7 Mart nói riêng và chi phối đến hệ thống bán lẻ Việt Nam nói chung, khi dân số Việt Nam đến thời điểm hiện tại đã hơn 84 triệu, độ tuổi từ 18-35 (chiếm tỉ lệ hơn 30%) di chuyển nhiều, có xu hướng thích mua sắm tại các cửa hàng chuyên doanh và siêu thị, họ thích tham quan nhiều cửa hàng, không ngại xa gần trước khi đưa ra quyết định mua, và quan trọng là được thụ hưởng các dịch vụ tiện ích của mô hình hiện đại
Cách xây dựng G7 Mart có một số đặc điểm khác với một vài mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi đã làm trước đó. Công ty G7 không chủ trương hình thành những cửa hàng được trang bị quá hiện đại. Bởi theo G7, việc xây dựng mới cửa hàng, tự tổ chức nhân sự, trang bị vật chất tốn kém (máy lạnh, nội thất đắt tiền...) làm cho suất đầu tư tăng cao nhưng lại không phù hợp với mức sống, tập quán mua sắm của người tiêu dùng khi đến các cửa hàng tạp hóa, dẫn đến khó đạt hiệu quả kinh doanh.
Cách làm của G7 là hình thành cửa hàng tiện lợi trên nền cơ sở vật chất đã có (cửa hàng hiện hữu), nhân sự tại chỗ (chủ và gia đình chủ cửa hàng), chỉ thay đổi thông qua nâng cấp, điều chỉnh lại một số bất cập về mặt hoạt động, như vậy sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư. Suất đầu tư mà G7 đưa ra, bao gồm thiết kế lại cửa hàng, cung cấp quầy kệ, bảng hiệu... vào khoảng 100-150 triệu đồng/cửa hàng.
Những cửa hàng tạp hóa mà Công ty G7 mời vào hệ thống G7 Mart thật ra cũng là những cửa hàng vốn đang kinh doanh thuận lợi. Đây là những cửa hàng có vị trí tốt, diện tích mặt bằng phù hợp và doanh thu vài trăm triệu đồng/tháng trở lên. Theo kế hoạch của G7, mục tiêu trước mắt là khai trương 500 cửa hàng G7 Mart và trong những năm tới cố gắng tập hợp dần đến 10.000 cửa hàng. Trong số này, có những cửa hàng do điều kiện hạn chế về vị trí, mặt bằng, doanh thu... sẽ hình thành ở dạng cửa hàng thành viên, không đạt chuẩn như các cửa hàng gắn thương hiệu G7 Mart.


1YwsGT6l7L8Ee4V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status