Đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam miễn phí



Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước ngoặt đó đã dẫn đến một loạt cải cách trong nền kinh tế. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một gia tăng. Vấn đề đặt ra là phải cải tạo được một môi trường dân chủ và công bằng cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Điều đó không chỉ có nghĩa là cần có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước phương tây cũng làm đa dạng hoá các mối quan hệ thương mại.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38510/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đặc điểm và vai trò như vậy của mình, biện pháp trọng tài đã đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng. Có thể nói, trọng tài là cách giải quyết tranh chấp mang tính khả thi nhất và là cách phổ biến nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện và các bên đương sự phải tuân theo. Làm trái các quy tắc tố tụng sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý vô cùng nghiêm trọng. Chẳng hạn như nếu Hội đồng trọng tài vi phạm quy tắc tố tụng trong quá trình xét xử thì các bên đương sự có quyền không công nhận và không thi hành phán quyết trọng tài. Do đó, việc xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài là rất cần thiết và nội dung của nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vì sự hình thành của trọng tài thực chất là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự. Trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trọng tài cũng nhân danh ý chí tối cao của các bên. Các bên đương sự hoàn toàn có thể chọn các hình thức trọng tài mà họ đánh giá là phù hợp: trọng tài thường trực hay trọng tài ad - hoc.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có thể tự thương lượng để đạt đến thoả thuận nhằm thu xếp những bất đồng đã xảy ra.Trong trường hợp này, trọng tài phải tôn trọng sự thoả thuận của các bên, đồng thời chấm dứt việc giải quyết.
3.2.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc bãi miện hay lựa chọn trọng tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu về đơn biện minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ tài liệu khác mà các bên đánh giá là cần thiết để chứng minh yêu cầu hay bác đơn yêu cầu của bên kia, trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phía bên kia. Tất cả thông tin tài liệu do một bên cung cấp cho trọng tài đều phải thông báo cho phía bên kia. Mọi biện pháp, quyết định của trọng tài tiến hành trong quá trình giải quyết tranh chấp đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
3.2.3. Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên. Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hành xét xử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành. Phán quyết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp một trọng tài viên không đồng ý với nội dung phán quyết - một phần hay toàn bộ thì trọng tài viên này được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản.
3.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp.
Trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại, việc tiến hành công khai hay bí mật đều do các bên lựa chọn. Các buổi họp xét xử của trọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở đó ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hay liên quan không có mặt. Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề liên quan. Quyết định của trọng tài chỉ được công bố công khai nếu các bên đồng ý?
3.2.5. Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể bị kháng cáo.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Hơn nữa, bản thân tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp và quyết định trọng tài khi ban hành có gía trị chung thẩm.
CHƯƠNG II
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM
1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI.
1.1. Trọng tài kinh tế nhà nước
1.1.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1994.
Cơ quan trọng tài đầu tiên ở Việt Nam là hệ thống trọng tài nhà nước được thành lập theo nghị định số 04/TTg ngày 1/4/1960 của Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một nghị định khác ban hành ngày 14/1/1960 quy định về nguyên tắc hoạt động của trọng tài nhà nước là thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác hợp đồng kinh tế. Từ hai chức năng đó ta có thể thấy, trọng tài kinh tế nhà nước vừa là cơ quan xét xử, vừa là cơ quan quản lý nhà nước. Là cơ quan quản lý nhà nước đương nhiên trọng tài kinh tế nhà nước phải thi hành mệnh lệnh của nhà nước và bản thân trọng tài kinh tế nhà nước cũng có quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với các đối tượng có liên quan nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Chính xuất phát từ địa vị pháp lý đặc biệt như vậy mà trong thủ tục xét xử tranh chấp hợp đồng kinh tế và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của trọng tài kinh tế là sự đan xen giữa tố tụng tư pháp với thủ tục hành chính.
Trọng tài kinh tế nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân cấp quản lý hành chính: ở mỗi cấp quản lý hành chính đều thành lập cơ quan trọng tài kinh tế. Hệ thống tổ chức gồm trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố; trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Trọng tài kinh tế nhà nước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng bộ trưởng, trọng tài kinh tế các cấp chịu sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo giám sát của trọng tài kinh tế cấp trên. Trọng tài kinh tế nhà nước ở cấp trung ương gồm có chủ tịch, một hay hai phó chủ tịch và các trọng tài viên. Chủ tịch trọng tài kinh tế nhà nước do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) bổ nhiệm và miễn nhiệm. Các phó chủ tịch và các trọng tài viên cũng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm trên cơ sở được Chủ tịch trọng tài kinh tế Nhà nước giới thiệu. Các cơ quan trọng tài kinh tế cấp dưới cũng có cơ cấu tương tự như vậy. Trọng tài viên có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Các bên tranh chấp hoàn toàn không có vai trò gì trong việc chỉ định trọng tài viên để xét xử vụ việc bởi vì việc đó thuộc quyền hạn của Chủ tịch trọng tài kinh tế có liên quan. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản của trọng tài nhà nước so với trọng tài phi chính phủ (các bên tranh chấp có quyền tự do hoàn toàn định đoạt các vấn đề trọng tài trong đó có quyền chỉ định trọng tài viên). Trọng tài nhà nước là các viên chức nhà nước và họ hưởng l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status