Tiểu luận Phân tích tính đặc thù của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích tính đặc thù của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình miễn phí



Theo khoản 1 Điều 28, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, đó là quyền năng của chủ sở hữu “nắm giữ, quản lý tài sản” , là quyền kiểm soát, chi phối và làm chủ vật đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung, điều đó không có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản thì cả hai bên đều có quyền sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay từ bỏ quyền sở hữu đó” Đây chính là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tuyệt đối. Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, đó là chủ sở hữu. Còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội ( quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tương đối).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39084/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g nét đặc thù riêng, tìm hiểu nét đặc thù của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình để thấy được vị trí, vai trò của các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình và thấy được ý nghĩa đối với việc đạt mục đích mà Nhà nước đặt ra khi tác động vào quan hệ pháp luật ấy.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
1. Khái niệm luật hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Hôn nhân và gia đình là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa vợ và chông, giữa cha mẹ, và con cái, giữa các thành viên trong gia đình.
Khái niệm “luật hôn nhân và gia đình” có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: là một ngành luật, một môn học hay một văn bản pháp luật cụ thể.
Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật. Khác với các nước theo hệ thống án lệ (common law), các nước theo hệ thống pháp luật lục địa (civil law) phân chia hệ thống pháp luật quốc gia thành những ngành luật khác nhau dựa vào các nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh (đối tượng) và cách mà nó tác động lên các quan hệ xã hội đó (phương pháp điều chỉnh).
- Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản.
- Luật hôn nhân và gia đình với ý nghĩa là môn học, là hệ thống những khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính chất lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình
- Luật hôn nhân và gia đình với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể. Văn bản pháp luật cụ thể là kết quả của công tác hệ thống hóa pháp luật, xây dựng pháp luật, trong đó có chứa đựng những quy phạm của nhiều ngành luật, tuy nhiên nội dung chủ yếu là quy phạm của một ngành luật cơ bản nào đó.
2. Khái niệm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
Khái niệm: quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội mà được các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Về hình thức quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm hai nhóm: quan hệ pháp luật về nhân thân và quan hệ pháp luật về tài sản.
Các quan hệ này chỉ hạn chế trong phạm vi hẹp là gia đình. Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình còn tiếp tục tồn tại ngay cả trong trường hợp gia đình không còn tồn tại nữa. Quan hệ nhân thân trong luật hôn nhân và gia đình xuất phát và gắn liền với quan hệ tài sản, đồng thời chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ hệ thống quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Quan hệ tài sản trong hôn nhân và gia đình hoàn toàn không có yếu tố hàng hóa- tiền tệ.
Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không áp dụng thời hạn. Tính chất lâu dài bền vững trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình được quyết định bởi mục đích của quan hệ đó. Thời hiệu kiện không áp dụng đối với quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Các quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình xuất phát từ sự kiện kết hôn, từ huyết thống hay nuôi dưỡng là những sự kiện, trạng thái có tính chất đặc biệt không giống như các hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Do đó, trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là yếu tố đặc trưng và trong nhiều trường hợp yếu tố tình cảm đó quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Tóm lại, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có những nét đặc thù riêng khác với các quan hệ pháp luật khác. Những nét đặc thù, khác biệt của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thể hiện trên nhiều khía cạnh. Để hiểu rõ đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, cần đi làm rõ những nét đặc thù của chúng.
II. Tính đặc thù trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
1. Tính đặc thù thể hiện trong các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
1.1. Về chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong khoa học pháp lý. Quan hệ pháp luật là hiện tượng pháp lý luôn gắn liền với chủ thể. Sẽ không có quan hệ pháp luật nếu thiếu đi chủ thể. Trong bất cứ loại quan hệ pháp luật nào thì chủ thể cũng là yếu tố quyết định trạng thái vận động, liên kết giữa các bộ phận hợp thành quan hệ đó.
Như ta đã biết, chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật được Nhà nước thừa nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đó. Từ đây ta có thể đi đến một cách định nghĩa khái quát nhất, cơ bản nhất của chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình: đó là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, được Nhà nước thừa nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong mối quan hệ pháp luật đó.
Một trong những đặc thù cơ bản của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là ở chỗ chủ thể của nó chỉ là cá nhân. Điều này cũng nhấn mạnh thêm sự khác nhau giữa luật hôn nhân gia đình và Luật dân sự ( Nếu trong Luật dân sự chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không chỉ là cá nhân (bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch), mà còn là pháp nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác… và trong nhiều trường hợp Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là một chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự nhưng trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì chủ thể của nó chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình phải có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi.
Vậy, thế nào là nào là năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi?
Năng lực pháp luật pháp luật hôn nhân gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Trong một số trường hợp, năng lực pháp luật pháp luật hôn nhân gia đình phát sinh từ lúc sinh ra (Ví dụ: Khả năng có quyền được cha mẹ, anh chị cấp dưỡng và giáo dục). Trong một số trường hợp khác, năng lực pháp luật pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh từ lúc cá nhân đạt một độ tuổi nhất định (Ví dụ: độ tuổi kết hôn: tại khoản 1, Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” mới được kết hôn). Trong trường hợp này năng lực pháp luật và năng lực hành vi cùng phát sinh đồng thời. Đây cũng là một điểm khác của chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình với chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự ( Khoản 2, Khoản 3, Điều 14 Luật dân sự năm 2005 quy định: ”Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau ”. ”Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết).
Một số ý kiến cho rằng, năng lực pháp luật hôn nhân và gia đình trong mọi trường hợp đều phát sinh từ lúc con người sinh ra. Nếu như vậy thì có nghĩa rằng phải thừa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status