Tiểu luận Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên - pdf 13

Download Tiểu luận Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên miễn phí



Mục Lục
Trang
Lời nói đầu 1
A.Mở đầu 2
B.Nội dung 2
1.Cơ sở pháp lý 2
2.Ý nghĩa 7
3.Những vấn đề khi áp dụng quy định hạn chế quyền cha mẹ 9
C.Kết bài 10
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39025/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời nói đầu
Với ý nghĩa gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hay do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; dựa trên cơ sở đạo đức thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luôn có sự yêu thương chăm sóc đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Thế nhưng một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước ta. Đó là tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ em trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nhiều trẻ em vẫn còn phải lao động cực nhọc, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, không được đi học, còn bị hành hạ về thể xác và tinh thần hay mua bán, xâm hại… Không chỉ vậy, không ít trẻ em đã trở thành nạn nhân của chính cha mẹ các em - những ng ười trực tiếp sinh thành, dưỡng dục các em. Các ông bố, bà mẹ đã vô tâm vứt bỏ các em ngay từ khi mới được sinh ra.
Vì vậy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.Thực chất biện pháp này là chế tài của luật hôn nhân và gia đình áp dụng đối với hành vi có lỗi, hay phạm tội của cha, mẹ xâm phạm lợi ích của con. Khi áp dụng biện pháp này, tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ quyết định tước những quyền này của cha, mẹ đối với con trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của con. Để tăng cưòng nhận thức của bản thân cũng như để góp phần giúp mọi người hiểu rõ được vấn đề này, nhóm chúng em chọn đề tài: “Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên”.
Do đây là một đề tài lớn và chúng em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Chúng em xin chân thành Thank !
A.Mở đầu
Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Nhưng bên cạnh những tấm gương sáng mẫu mực cho con cái học tập theo thì cũng có những tấm gương mờ làm ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm,sức khỏe, nhận thức cũng như sự phát triển toàn diện của con cái.Đặc biệt là đối với trẻ chưa vị thành niên-lứa tuổi mà trẻ chưa hoàn thiện về khả năng nhận thức và chưa có đủ trách nhiệm pháp lí đối với bản thân.Đây là lứa tuổi dễ bị cha mẹ xâm hại sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cũng như bị ngược đãi, xúi giục, ép buộc làm việc xấu,phạm pháp. Để hạn chế và xử lí những hành vi xấu xa đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của quy định này cũng như ý nghĩ của nó thì không phải ai cũng biết. Vì vậy bài tiểu luận này chúng tui xin đề cập đến vấn đè cơ cở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên.
B.Nội dung
1.Cơ sở pháp lý
Các quy định về hạn chế quyền cha mẹ với con trong Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 dựa trên cơ sở pháp lý chính là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:
Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hay có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hay theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại điều 42 ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hay thay mặt theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Điều 42. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hay đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hay đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; b) Hội liên hiệp phụ nữ. 4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên 1. Trong trường hợp một trong hai người là cha hay mẹ bị Toà án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và thay mặt theo pháp luật cho con. 2. Trong trường hợp cha mẹ đều bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này. 3. Cha, mẹ đã bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992:
Điều 65. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em:
- Thông qua và mở cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo
nghị quyết 44/25 ngày 20-11-1989 của đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc.
- Có hiệu lực từ ngày 2-9-1990 theo điều 49 của Công ước – Việt
Nam phê chuẩn ngày 20-2-1990.
Điều 9
1. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly
cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp những nhà chức trách có
thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật quyết định là theo luật pháp và
các thủ tục áp dụng thì việc cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt
nhất của trẻ em. Quyết định như thế có thể là cần thiết trong trường hợp
đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay sao nhãng, hay khi cha mẹ
sống cách ly và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.
2. Trong bất kỳ quá trình tố tụng theo như đoạn 1 của điều này, tất cả các
bên liên quan phải được cơ hội tham gia quá trình tố tụng và bày tỏ quan
điểm của mình.
Điều 19
1. Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp,
hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các
hình thức bạo lực về thể chất hay tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng,
bị bỏ mặc h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status