Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc và tranh chấp kinh doanh thương mại - pdf 13

Download Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc và tranh chấp kinh doanh thương mại miễn phí



Có ý kiến cho rằng không nên tách loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ ra làm hai loại căn cứ vào việc xác định có hay không có mục đích lợi nhuận. Việc phân biệt như hiện nay dẫn đến sự phân loại tranh chấp, xác định thẩm quyền của Tòa án chưa rõ ràng. Thực tế ngày nay tri thức đã trở thành hàng hóa trực tiếp, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ sẽ ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp và ngày càng gần gũi với các tranh chấp thương mại hơn (các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là đều nhằm mục đích lợi nhuận). Do vậy, có ý kiến cho rằng nên gộp hai loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ này thành một loại là tranh chấp về sở hữu trí tuệ và giao cho Tòa Kinh tế đồng thời đổi tên “Tòa Kinh tế” hiện nay thành “Tòa Thương mại và Sở hữu trí tuệ” như xu thế hiện nay của các nước trên thế giới.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38963/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại – các quan hệ có tính tài sản với mục đích kinh doanh kiếm lời. Trong đó, kinh doanh có thể hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản cuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; còn thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Các tranh chấp kinh doanh , thương mại có đặc điểm sau Giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án, Luật sư Tony Thắng.
:
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hay giữa các bên liên quan với chủ thể kinh doanh trong quá trình tiến hành các mục đích nhằm mục đích sinh lợi .
Vấn đề giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại do các bên tranh chấp tự định đoạt (có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau như thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án).
Các bên tranh chấp thương mại thường là chủ thể kinh doanh có tư cách thương nhân.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn .
Trong đó, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại toà án là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải chấp hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Trước ngày 01/01/2005, thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực từ 01/7/1994, và từ 01/01/2005 thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại được qui định chung trong BLTTDS. BLTTDS năm 2004 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Những nội dung chính về thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Theo quy định tại điều 29 BLTTDS 2004 thì những loại việc tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Thứ hai, là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận. Thứ ba, là nhóm tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Ngoài ra thì còn có những tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại.
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
Theo quy định của pháp luật thì tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức phát sinh từ hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án khi những tranh chấp đó có đủ 3 điều kiện như sau:
- Một là, các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại phải có mục đích lợi nhuận. Dấu hiệu mục đích lợi nhuận của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, thương mại được Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 giải thích là sự mong muốn của tổ chức, cá nhân đó là thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình cho dù thực tế có đạt được hay không.
- Hai là, các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đồng thời các cá nhân, tổ chức phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết số 01/2005/HĐTPTATC ngày 31/3/2005 về hướng dẫn một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã mở rộng thêm đối với những tranh chấp kinh doanh, thương mại mà một trong các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận cũng thuộc thẩm quyền cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế. Có thể thấy, quy định này phù hợp hơn với quy định của Luật thương mại năm 2005.
- Ba là, các tranh chấp thuộc 14 lĩnh vực được quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS, đó là: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý;ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng, tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm do, khai thác.
Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại, hoạt động này không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã đăng ký mà nó còn bao gồm cả những hoạt động khác phục vụ cho việc thúc đẩy hay tạo điều kiện cho hoạt động đã đăng ký. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động của công ty A không chỉ dừng lại ở việc xây các công trình mà còn có thể bao gồm cả các hoạt động như mua nguyên vật liệu để sản xuất, xây dựng nhà kho, mua sắm trang thiết bị, thuê công nhân…Các hoạt động được ghi nhận tại khoản 1 điều 29 chính là cơ sở để phân định giữa quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại với các quan hệ hợp đồng dân sự, lao động…
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Trong điều kiện phát triển ngày một cao của khoa học công nghệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng về số lượng, tinh vi về tính chất, nghiêm trọng về hậu quả. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, các điều ước quốc tế cũng đã ghi nhận nhiều biện pháp thực thi như biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, kiểm soát biên giới…Trong đó, thực thi bằng biện pháp dân sự có mục đích chủ yếu là nhằm khôi phục, khắc phục các thiệt hại để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người có quyền bị xâm phạm.
Trước yêu cầu hội nhập với thế giới, pháp luật TTDS Việt Nam cũng đã ghi nhận thẩm quyền dân sự cho tòa án để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp), chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức.
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TAND-VKSND-BVHTT&DL ngày 03/04/2008, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bao gồm các tranh chấp như tranh chấp giữa chủ đầu tư và người biểu diễn về quyền nhân thân, quyền tài sản; tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp…Tuy nhiên,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status