Đề tài WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO - pdf 13

Download Đề tài WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO miễn phí



Mục lục
Lời nói mở đầu
Chương I
KháI quát chung về WTO
I.Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
1.Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
2. Chức năng của WTO
3. Mục tiêu của WTO
4. Các nguyên tắc hoạt động của WTO
5. Cơ cấu tổ chức của WTO
II. Điều kiện cần thiết để tham gia WTO
III.Những lợi ích mà WTO mang lại cho các nước thành viên
 
Chương II
KháI quát chung về kinh tế việt nam
I.Đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
1. Công nghiệp
1.1Ngành dệt may
1.2. Các ngành công nghiệp lắp ráp (điện tử, ô tô, xe máy)
1.3. Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu
2. Nông nghiệp
II. Những tác động từ việc gia nhập WTO
1. Tác động đến kinh tế
2.Tác động đến xã hội
Chương III
Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập WTO
I. Lợi thế về thương mại
1. Khái quát thương mại Việt nam trước khi gia nhập WTO
2. Phân tích những điều kiện mà WTO đem lại cho thương mại Việt Nam
2.1 Thương mại tự do giúp giảm chi phí cuộc sống và tăng thu nhập
2.2 Kích thích tăng trưởng kinh tế
3.Thực trạng thương mại Việt nam khi tham gia WTO
II/ Lợi thế về xuất khẩu
1.Khái quát xuất khẩu Việt nam trước khi gia nhập WTO
2.Những lợi thế mà WTO mang lại cho xuất khẩu Việt nam.
2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
2.2 Các định hướng chiến lược trong kỳ hội nhập
III/Lợi thế về môi trường đầu tư
1.Vài nét cơ bản về môi trường kinh doanh của Việt Nam
2.Các yếu tố tạo nên lợi thế của môi trường kinh doanh
2.1 Các định hướng chiến lược trong giai đoạn hội nhập
2.2 Những kết quả đạt được
VI. Lợi thế về tài chính
V. Lợi thế về các ngành dịch vụ
VI. Lợi thế về Nông nghiệp
Kết luận
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38930/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

huỷ sản trên thị trường quốc tế. Về chất lượng một số loại thủy sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát đã dẫn đến sự quản lý yếu kém về chất lượng. Những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm dư lượng kháng sinh, hoá chất bị cấm trong cá nuôi khá cao, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm chưa được xử lý một cách triệt để, khả năng đảm bảo trong xuất xứ nguồn gốc sản phẩm kém do diện tích manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam.
II. Những tác động từ việc gia nhập WTO
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để thâm nhập, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá và tăng cường năng lực của nền kinh tế. Những cơ hội mới trong phát triển kinh tế xã hội chỉ có được khi hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh để mọi loại hình doanh nghiệp được đối xử công bằng trong các hoạt động thị trường. Muốn đón nhận thời cơ, tận dụng điều kiện thoát khỏi tình trạng bị nước lớn gây sức ép, Việt Nam phải sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp cho tương đồng với những thể chế toàn cầu. Đây chính là tác động mạnh mẽ của WTO đến hoạt động mở cửa thị trường và cải cách chính sách, thể chế luật pháp. Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định và dễ dự đoán, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực cần mở mang.
1. Tác động đến kinh tế
Đối với ngành kinh tế, việc gia nhập WTO tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Khi gia nhập WTO, hiệp định TRIPS, một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc đầu tư chuyển giao công nghệ và đưa công nghệ cao vào các ngành kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết TRIPS, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cũng là giải pháp khuyến khích sáng tạo, khích lệ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển, đặc biệt là ở những ngành hàng đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, mang lại lợi ích kinh tế lơng. Làn sóng đầu tư nước ngoài nếu được gia tăng sẽ là động lực tích cực để tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và những sản phẩm ngành hàng. Nước ta mở rộng thị trường khi đại bộ phận các tổ chức sản xuất kinh doanh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư trình độ nhân lực thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhiều lĩnh vực công nghệ đang còn lạc hậu. Sức ép lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi vào WTO là sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh thị trường nội địa càng trở nên gay gắt hơn khi các rào cản thương mại bị cắt giảm, những doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu kém có nguy cơ phá sản hay giảm hiệu quả kinh doanh. Với tiềm lực hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam đang ở thế yếu trong những tranh chấp thương mại quốc tế, thu hút được đầu tư nước ngoài vào phát triển những ngành có lợi thế phát triển, đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ là một hướng thúc đẩy nhanh những ngành hàng có lợi thế xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Từ thực tiễn nhiều quốc gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào WTO.
Đối với ngành nông nghiệp của nước ta thì việc gia nhập WTO cũng mang lại rất nhiều cơ hội. Được hưởng ưu đãi của 149 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài… Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại. Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang nhiều ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến…sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động thương binh xã hội, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp tăng được 31%, 62% và 7% thì việc làm cho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm 85 vạn.
Tác động đến tổng thể ngành công nghiệp: Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể ngành công nghiệp nước ta còn ở thế yếu do năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Trong ngành công nghiệp có một số mặt hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới song tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, việc bảo hộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status