Tiểu luận Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp - pdf 13

Download Tiểu luận Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp miễn phí



Hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH vẫn còn nhiều hạn chế.
Về phía người hỏi, suốt qúa trình họp, nhiều đại biểu không hề chất vấn, mang tư tưởng ỷ lại để lâu thành thói quen. Các đại biểu chất vấn thì nêu lên rất nhiều câu hỏi nhưng không phải tất cả đều đúng với nghĩa chất vấn. Nhiều đại biểu đôi khi còn chưa chuẩn bị kĩ, câu hỏi chất vấn đôi khi còn dài dòng, không rõ trọng tâm câu hỏi, đưa ra những câu hỏi chất vấn chỉ là những câu hỏi thường yêu cầu cung cấp thông tin về một vấn đề nào đó. Các câu hỏi thường chỉ xuất phát từ lĩnh vực thuộc chuyên ngành của các đại biểu mà chưa tập trung vào những vấn đề quan trọng được dư luận quan tâm. Chất lượng câu hỏi còn hạn chế, chưa xứng tầm. Chất vấn để truy kích, làm rõ trách nhiệm, theo đuổi đến cùng còn hạn chế. Về phía người trả lời chất vấn, thì thiên về báo cáo thành tích, diễn giải dài dòng. Nhiều khi bộ trưởng trả lời chất vấn còn đổ lỗi cho cấp dưới mà chưa nhận trách nhiệm về mình.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38887/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cơ quan thay mặt cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước. Sự thay mặt đó thể hiện một cách trực tiếp thông qua những đại biểu Quốc hội. Đó là những công dân ưu tú, đuợc nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra, là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họ là những người thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và nhân dân. Đảm nhiệm những vai trò quan trọng như vậy, mọi hoạt động của đại biểu Quốc hội đều thể hiện ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chính trị cũng như đời sống nhân dân. Vậy những đại biểu Quốc hội hiện nay đã và đang làm những gì với vị trí của mình. Chúng ta hãy tìm hiểu “Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp” để hiểu rõ hơn vấn đề này cũng như thử tìm ra những giải pháp giúp hoạt động của đại biểu Quốc hội có hiệu quả hơn.
NỘI DUNG CHÍNH.
1. Khái quát chung.
1.1 Quốc hội:
Điều 83 Hiến pháp 1992 nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội (QH) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. QH có quyền quyết định những vẫn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như việc bầu, miễn nhiệm những viên chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước. QH biểu hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trên phạm vi toàn quốc. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua QH và Hội đồng nhân dân các cấp QH là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 cụ thể hóa quan điểm về sự phân công và phối hợp giữa QH và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước. QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. QH có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
1.2 Đại biểu Quốc hội:
Ðại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong QH. Đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm. ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước.
ĐBQH có một địa vị pháp lý hết sức đặc biệt. Đó là người thay mặt của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. ĐBQH là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân và chịu trách nhiệm trước cả hai đối tượng này. Các ĐBQH thay mặt nhân dân thực hiện quyền lưc nhà nước trong QH. Địa vị pháp lý này đã được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp 1992 và các văn bản luật khác.
Nhiệm kỳ của ĐBQH được tính từ kỳ họp thứ nhất QH khoá đó đến kỳ họp thứ nhất QH khóa sau. Trong số các ĐBQH có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách. Số lượng ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách do QH quyết định.
1.3 Các hình thức hoạt động của Quốc hội:
Các hình thức hoạt động của QH gồm:
Kì họp QH (Đây chính là hình thức hoạt động quan trọng nhất của QH).
Hoạt động của Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban QH.
Hoạt động của ĐBQH và đoàn ĐBQH.
Tuy nhiên, hình thức hoạt động thứ 3: hoạt động của các ĐBQH cũng có một ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của QH.
2. Thực trạng hoạt động của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay.
2.1 Hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
2.1.1 Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Được cử tri bầu ra nên ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. Theo điều 97 hiến pháp 1992, điều 46 luật tổ chức QH và điều 3 quy chế hoạt động của ĐBQH quy định: ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với QH và cơ quan hữu quan. ĐBQH có nhiệm vụ trả lời những yêu cầu của cử tri. ĐBQH phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. ĐBQH có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, các nghị quyết của QH và pháp luật của Nhà nước cũng như động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
Theo điều 98 Hiến pháp 1992, điều 47 luật tổ chức QH và điều 6, 8, 9 Quy chế hoạt động thì ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các kì họp QH chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kì họp, tham gia và thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình góp phần tích cực làm cho kì họp đạt kết quả cao. ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của quốc hội, cuộc họp của Hội đồng dân tộc và đoàn ĐBQH. Khi là thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban QH, các đại biểu phải tham gia hoạt động, hoàn thành các phần việc được giao, tham gia chương trình kế hoạch đều đặn cũng như có nhiệm vụ tham gia các hoat động của đoàn ĐBQH theo chương trình và lịch làm việc của đoàn. ĐBQH có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với chủ tịch QH và Uỷ ban MTTQ địa phương.
Ngoài ra ĐBQH còn có nhiệm vụ tiếp dân theo định kì. Đại biểu Quốc hội tiếp dân để lắng nghe ý kiến đóng góp của dân đồng thời giúp dân giải quyết kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Ngoài ra, ĐBQH còn có nhiệm vụ nghiên cứu, kịp thời chuyển những khiếu nại, tố cáo đó đến cơ quan có thẩm quyền xử lý; đôn đốc viêc giải quyết của cơ quan chức năng, nếu thấy chưa thoả đáng thì gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để yêu cầu xem xét lại theo quy định tại điều 97 Hiến pháp, điều 51, 52, 53 luật tổ chức Quốc hội và điều 12 quy chế hoạt động.
Quyền hạn của Đại biểu quốc hội:
Quyền hạn quan trọng nhất của ĐBQH là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ quyền hạn của QH tại kỳ họp QH. Điều 98 Hiến pháp 1992, điều 48 và 49 luật tổ chức QH, điều 10 và điều 11 quy chế hoạt động của ĐBQH quy định ĐBQH có quyền tham gia thảo luận tranh luận hay những vấn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status