Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại - pdf 13

Download Tiểu luận Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn miễn phí


MỞ BÀI 1
NỘI DUNG 1
I. Dịch vụ thương mại. 1
1. Mối quan hệ giữa dịch vụ thương mại và các hoạt động thương mại khác. 1
2. Khái niệm dịch vụ thương mại. 1
3. Một vài đặc trưng của dịch vụ thương mại. 2
4. Một số dịch vụ thương mại theo quy định của Luật thương mại. 3
II. Các hình thức trung gian thương mại. 4
1. Khái quát về dịch vụ trung gian thương mại. 4
1.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thương mại. 4
1.2. Vai trò của việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại. 5
2. Các hình thức trung gian thương mại 5
2.1. Đại diện cho thương nhân 5
• Khái niệm: 5
• Đặc điểm: 6
2.2. Môi giới thương mại. 6
• Khái niệm: 6
• Đặc điểm: 6
2.3. Ủy thác mua bán hàng hóa. 7
• Khái niệm: 7
• Đặc điểm: 7
2.4. Đại lý thương mại. 8
• Khái niệm: 8
• Đặc điểm: 8
• Các hình thức đại lý: 8
3. Những đặc trưng riêng biệt của các hình thức trung gian thương mại trong sự đối sánh với nhau. 9
II. Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn. 10
1. Thực tiễn những quy định về dịch vụ thương mại. 11
2. Thực tiễn những quy định chung về hoạt động trung gian thương mại. 11
3. Thực tiễn các quy định về từng loại hoạt động trung gian thương mại. 12
3.1. Đại diện cho thương nhân. 12
3.2. Ủy thác mua bán hàng hóa 14
3.3. Đại lý thương mại. 15
3.4. Môi giới thương mại. 15
KẾT LUẬN 15
NỘI DUNG
I. Dịch vụ thương mại.
1. Mối quan hệ giữa dịch vụ thương mại và các hoạt động thương mại khác.
Theo khoản 1 Điều 3 LTM: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Và theo các hiệp định trong khuôn khổ WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA), các hoạt động thương mại được chia thành 4 nhóm là: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động đầu tư có tính chất thương mại. Theo đó, thương mại hàng hóa có nội dung không chỉ giới hạn ở mua bán hàng hóa. Ngoài mua bán hàng hóa là nội dung chủ yếu, thương mại hàng hóa theo các hiệp định này còn bao gồm các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa, các dịch vụ thuộc phạm vi thương mại hàng hóa được nhắc đến như: vận tải, phân phối, lưu kho, hội chợ, triển lãm…
Từ các khái niệm trên, ta có thể xác định được vị trí của dịch vụ thương mại trong phạm vi các hoạt động thương mại như sau:

2. Khái niệm dịch vụ thương mại.
Nếu như tìm hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” theo hướng bóc tách và kết hợp việc tìm hiểu khái niệm “thương mại” và “dịch vụ” ta có thể thấy như sau:
Về khái niệm thương mại: Theo quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (được UNCITRAL – Uỷ ban Liên hợp quốc tế Luật thương mại quốc tế thông qua ngày 21/6/1985), những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở: giao dịch thương mại về cung cấp hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ; hợp đồng phân phối; thay mặt hay đại lí thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng công trình; tư vấn; thiết kế kĩ thuật; li – xăng; đầu tư, cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hay đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hay hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hay hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hay đường bộ. Có thể thấy khái niệm thương mại có phạm vi rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau,
Khái niệm dịch vụ: là một loại sản phẩm kinh tế biểu hiện dưới dạng công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức và thương mại. Nói cách khác, dịch vụ là hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không cầm nắm được. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn trong tình huống này thì dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Như vậy, có thể khái quát khái niệm dịch vụ thương mại là các giao dịch thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh và sản phẩm của nó được kết tinh lại là sản phẩm vô hình, không cầm nắm được.
Tuy nhiên, nếu hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” trong mối quan hệ với các hoạt động thương mại thì “dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa”. Có thể nói đây là các hiểu khá phổ biến trong pháp luật các nước hiện nay. Ta biết rằng: Mua bán hàng hoá: được định nghĩa tại khoản 3 Điều 8 Luật Thương Mại 2005 (LTM) là: “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”. Theo đó, dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với quá trình giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa, nhận thanh toán của bên bán và nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận của bên mua.
3. Một vài đặc trưng của dịch vụ thương mại.
Dịch vụ thương mại là một khía cạnh trong thương mại hàng hóa, vì vậy nó mang đầy đủ những nét đặc trưng của thương mại hàng hóa.
Dịch vụ thương mại cũng như các giao dịch thương mại hàng hóa gắn liền với đối tượng của giao dịch là hàng hóa – các sản phẩm hữu hình. Hàng hóa là đối tượng của dịch vụ thương mại là những hàng hóa mà luật thương mại có quy định. Theo khoản 2 Điều 3 LTM quy định: “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại; b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Về chủ thể, chủ thể của dịch vụ thương mại nói riêng và các hoạt động thương mại khác nói chung chủ yếu là thương nhân.
Về hình thức, các giao dịch dịch vụ thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản, hành vi hay các hình thức pháp lý khác do pháp luật quy định.
Ngoài những đặc điểm của thương mại hàng hóa nói chung như trên, dịch vụ thương mại còn mang những đặc điểm nhất định của các hoạt động dịch vụ. Dịch vụ thương mại là một loại sản phẩm vô hình, không thể sở hữu cũng như chuyển quyền sở hữu. Dịch vụ thương mại có tính quá trình, không tiêu chuẩn hóa được và không đồng nhất; nó còn mang tính liên hoàn, kết hợp từ sản xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ; không cần nắm được, không lưu kho, lưu bãi được.
4. Một số dịch vụ thương mại theo quy định của Luật thương mại.
Dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Với những đặc điểm của dịch vụ thương mại như trên, ta có thể khái quát một số dịch vụ thương mại cơ bản theo quy định của Luật thương mại 2005 như sau:
Thứ nhất, hoạt động cung ứng dịch vụ. Theo khoản 9 Điều 3 LTM: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Theo đó, cung ứng dịch vụ bao gồm 2 bên chủ thể, mỗi bên có thể có sự tham gia của 1 hay nhiều thương nhân với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ, hình thức có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi. Như vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ) hay cung ứng dịch vụ là một loại dịch vụ thương mại.
Thứ hai, dịch vụ xúc tiến thương mại. Khoản 10 Điều 3 LTM quy định: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Từ khái niệm xúc tiến thương mại ta có thể khái quát “dịch vụ xúc tiến thương mại là hoạt động kinh doanh, theo đó, thương nhân thực hiện một hay một số hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân khác kiếm lời”. Ví dụ như thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hội chợ triển lãm… Dịch vụ xúc tiến thương mại được coi là một loại dịch vụ thương mại và nó có khả năng mang lại lợi nhuận cho người kinh doanh nó.
Thứ ba, dịch vụ trung gian thương mại “là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hay một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động thay mặt cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại” (khoản 11 Điều 3 LTM). Dịch vụ trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại (nhằm mục tiêu lợi nhuận) do một chủ thể trung gian thực hiện. Do đó, nó cũng mang những bản chất pháp lý của cung ứng dịch vụ. Hơn nữa, nó là hoạt động dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Theo đó, dịch vụ trung gian thương mại là một loại dịch vụ thương mại.
Ngoài ra, dịch vụ thương mại còn bao gồm các hoạt động như: vận chuyển, giao nhận hàng hóa, giám định hàng hóa,…
II. Các hình thức trung gian thương mại.
1. Khái quát về dịch vụ trung gian thương mại.
1.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thương mại.

9QOndA6V4KHBNeO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status