Tiểu luận Nhận diện đặc trưng của văn bản qui phạm pháp luật - Tiền đề của hoạt động thẩm định, thẩm tra - pdf 13

Download Tiểu luận Nhận diện đặc trưng của văn bản qui phạm pháp luật - Tiền đề của hoạt động thẩm định, thẩm tra miễn phí



Hiện nay, hoạt động thẩm định, thẩm tra trên thực tế còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế cho thấy, nhiều chuyên viên trực tiếp thực hiện công việc này còn gặp khó khăn trong việc phân biệt văn bản qui phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật, một phần là do chưa nhận diện được chính xác dự thảo VBQPPL Dấu hiệu quan trọng nhất của VBQPPL là có nội dung chứa đựng qui phạm pháp luật, nhưng nhiều chuyên viên tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản đã không hiểu được bản chất cũng như biểu hiện của QPPL nên đã lúng túng trong việc lựa chọn hình thức, trình tự, thủ tục ban hành dẫn tới có dự thảo văn bản áp dụng pháp luật nhưng được thẩm định, thẩm tra, còn có những dự thảo văn bản có nội dung QPPL lại không được tiến hành thẩm định, thẩm tra.Ví dụ: Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND, của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ban hành ngày 22/5/2008 về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung một số nội dung của đề án qui hoạch mạng lưới trường phổ thông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1998-2010. Theo qui định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 06/9/2006, qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật năm 2004, quyết định phê duyệt kế hoạch, quy hoạch không phải là văn bản qui phạm pháp luật.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38800/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT - TIỀN ĐỀ CỦA HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA
ThS. Đoàn Thị Tố Uyên
Trần Hồng Nhung
Khoa Hành chính – Nhà nước
I, Nhận diện đặc trưng của văn bản qui phạm pháp luật
Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý xã hội.Trong hệ thống pháp luật hiện hành nhóm văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL) giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước. Dưới góc độ khoa học, văn bản QPPL được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định và được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống.
Hiện nay, Luật Ban hành VBQPPL ngày 03/06/2008 (sau đây gọi tắt là Luật 2008) khái niệm VBQPPL đã chính thức được định nghĩa. Theo đó, “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hay trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Dù được định nghĩa dưới góc độ khoa học hay pháp lý, VBQPPL đều có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, VBQPPL do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hay phối hợp ban hành
Một văn bản để được coi là VBQPPL trước hết văn bản đó phải được ban hành bởi những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .Tại Điều 2 Luật BHVBQPPL năm 2008 đã quy định cụ thể những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành VBQPPL, bao gồm: Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp, Tổng kiểm toán Nhà nước; có sự phối hợp giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội để ban hành VBQPPL liên tịch. Bên cạnh đó, một số cá nhân cũng có thẩm quyền ban hành VBQPPL là: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, không phải mọi cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền ban hành VBQPPL mà chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có thẩm quyền. Những văn bản được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định trên thì đương nhiên không phải là VBQPPL.
Thứ hai, VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức luật định.
VBQPPL là một trong những hình thức pháp luật được cơ quan Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý Nhà nước nên yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL là rất cần thiết. Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004 đã quy định rất cụ thể, chặt chẽ trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL.Theo đó, VBQPPL do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải thực hiện các bước sau: Từ lập chương trình, soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản, thẩm tra, thẩm định văn bản, cho đến thông qua, ký, công bố văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy trình này có thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp khẩn cấp hay cần bổ sung ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành. Như vậy, có thể thấy một văn bản được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền, có nội dung hợp pháp nhưng trong quá trình xây dựng nếu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thì văn bản đó cũng không được coi là VBQPPL và trước sau cũng sẽ bị huỷ bỏ hay bãi bỏ. Ví dụ: HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết mà bỏ qua thủ tục thẩm tra dự thảo nghị quyết do các Ban của HĐND thực hiện trước khi trình HĐND thì sẽ bị coi là vi phạm về thủ tục ban hành.
Bên cạnh việc phải tuân thủ trình tự, thủ tục, VBQPPL còn phải được ban hành đúng hình thức do pháp luật qui định. Tại Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 đã quy định rất rõ ràng các chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ban hành VPQPPL với tên gọi là thông tư; Tổng kiểm toán Nhà nước có quyền ban hành quyết định… Nếu các chủ thể này ban hành công văn, công điện… có chứa đựng QPPL thì văn bản đó cũng không phải là VBQPPL vì không đúng hình thức do pháp luật quy định.
Thứ ba, VBQPPL có nội dung là các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hay từng địa phương.
Qui phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiên, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm tác động điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, còn các quy tắc xử sự chính là những khuôn mẫu, chuẩn mực mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội được các quy tắc đó điều chỉnh. Trong quan hệ đó các QPPL là nội dung còn VBQPPL là hình thức. Từ đó có thể khẳng định VBQPPL luôn chức đựng các QPPL. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của VBQPPL.
Là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành ra, thể hiện ý chí của Nhà nước nên các QPPL luôn mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện trên thực tế bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và đặc biệt là biện pháp cưỡng chế. Tuỳ từng đặc điểm của VBQPPL và mức độ tác động của văn bản đó đến các đối tượng khác nhau trong xã hội mà Nhà nước sẽ có những biện pháp phù hợp để triển khai đưa VBQPPL vào đời sống; Tính bắt buộc chung của các QPPL được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể nằm trong điều kiện hoàn cảnh mà QPPL quy định. QPPL đặt ra không phải cho những chủ thể cụ thể mà cho các chủ thể không xác định. Đây là một điểm giúp chúng ta phân biệt với văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật bao giờ cũng chứa đựng những mệnh lệnh cụ thể đối với cá nhân, tổ chức được xác định. Chính vì vậy mà văn bản áp dụng pháp luật chỉ có hiệu lực duy nhất một lần, còn VBQPPL được áp dụng nhiều lần trên thực tế.
tuỳ từng trường hợp vào thẩm quyền của chủ thể ban hành cũng như nội dung của mỗi văn bản mà VBQPPL có hiệu lực trong phạm vi cả nước hay từng địa phương. Thông thường VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước, còn VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành thì chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ địa phương đó.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp VBQPPL do cơ quan, Nhà nư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status