Đánh giá tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần thứ nhất: Đánh giá tổng quát thực trạng tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay và tác động về mặt kinh tế xã hội và vai trò của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
1.1. Tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay
1.1.1.Tình hình ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương
Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành
Từ năm 1980 đến năm 2007, trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Việt Nam đã ký được 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với nước ngoài, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (tới nay, Hiệp định ký với CHDC Đức đã hết hiệu lực).
Cụ thể là, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam đã ký được 06 Hiệp định và kể từ khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Việt Nam ký thêm được 09 Hiệp định Tương trợ tư pháp với các nước.
Nội dung của các Hiệp định được ký trong hai giai đoạn này về cơ bản là giống nhau. Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ, đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và phương pháp thống nhất các quy tắc lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và hình sự, trong một số Hiệp định còn giải quyết cả vấn đề dẫn độ hay chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1993-2007, chỉ có những Hiệp định ký kết với nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây thì nội dung, phạm vi và hình thức Hiệp định không khác nhiều so với các Hiệp định mà Việt Nam đã ký trong giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, đã xuất hiện một xu thế mới, đó là nội dung của một số Hiệp định cũng không còn rộng và tương tự như nội dung của các Hiệp định đã ký trong giai đoạn đầy tiên. Cụ thể là, các Hiệp định mà Việt Nam đã ký với Pháp và Trung Quốc có phạm vi nội dung đơn giản hơn, chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp tác tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp của hai nước mà không quy định về vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp. Đây cũng là xu thế ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại giữa các nước trong giai đoạn tiếp theo.
Sau khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành
Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành hai năm, trong cả hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị liên quan đến ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2010 (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005) và Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2010 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005) vai trò, ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc tăng cường và mở rộng việc ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp đều được nhấn mạnh ở cả hai Văn kiện này.
Cùng với việc ban hành hai Nghị quyết của Bộ Chính trị năm 2005, việc ra đời Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển cả về nhận thức và trình độ phát triển của chuyên ngành luật tư pháp quốc tế ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy việc đàm phán, ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, phù hợp với chính sách đối ngoại rộng mở nhằm thực hiện chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.
Sau khi Luật Tương trợ tư pháp có hiệu lực, trong hai năm 2008 - 2009, cùng với Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì đề xuất việc đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp cũng từng bước đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể như sau:



FCO036bgXD1GH40
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status