Tiểu luận Hình thức của Di chúc - pdf 13

Download Tiểu luận Hình thức của Di chúc miễn phí



Điều 650 Bộ luật dân sự đã chia ra bốn loại di chúc bằng văn bản; trong đó có sự phân tách giữa hai hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng và hình thức di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong bài này, cá nhân người viết gộp hai loại di chúc này lại bởi chúng có những nét tương đồng, những nét tương tự nhau.
Di chúc bằng văn bản có công chứng hay chứng thực được qui định tại Điều 657 của Bộ luật dân sự: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hay chứng thực bản di chúc”.
So với các hình thức di chúc khác thì có lẽ đây là hình thức di chúc phổ biến nhất, hay gặp nhất trong đời sống xã hội. Thứ nhất, thủ tục của nó không rườm rà và tốn nhiều công sức như các hình thức di chúc khác. Thứ hai, di chúc có công chứng hay chứng thực bởi Ủy ban nhân dân dù sao đi chăng nữa vẫn mang tính pháp lí cao hơn so với các hình thức di chúc khác khi bản thân nó đã có sự chứng nhận hay chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (xét một cách tương đối) và nếu có tranh chấp xảy ra thì hình thức di chúc này là cơ sở pháp lí vững chắc nhất, tin cậy nhất để giải quyết sự việc.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38812/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bệnh tật thì qui định như vậy là quá hiển nhiên và không có gì phải bàn cãi thế nhưng về qui định một người bị cái chết đe dọa do “các nguyên nhân khác” thì có rất nhiều cách hiểu và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tại khoản 5 Điều 652 có qui định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hay điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hay chứng thực.” Vậy, “ngay sau đó” được qui định tại Điều luật này sẽ được hiểu như thế nào \? Vấn đề này cũng chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì “ngay sau đó” được hiểu là khoảng thời gian rất gần; thế nhưng, khoảng thời gian đó là gần như thế nào và có giới hạn là bao nhiêu thì cũng cần có những hướng dẫn, những qui định cụ thể của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, theo các qui định trong bộ luật dân sự 2005 thì có nhiều cách hiểu liên quan đến việc: “Khi di chúc miệng đã được lập đúng theo các qui định của Bộ luật dân sự thì di chúc đó có được coi là di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực hay không?”. Có quan điểm cho rằng di chúc miệng và di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực là như nhau bởi lẽ, xét về mặt nội dung thì di chúc miệng và di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực đều thể hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển tài sản cho người khác sau khi chết; đều thể hiện ý chí tự nguyện của người có di chúc. Xét về mặt hình thức: trong số các loại di chúc bằng văn bản chỉ có di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc mới phải tự tay viết di chúc; còn các loại di chúc bằng văn bản khác thì pháp luật không bắt buộc điều này. Di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực chỉ khác di chúc miệng ở chỗ là đối với di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực thì người lập di chúc phải kí vào di chúc còn di chúc miệng thì người di chúc miệng không thể kí vào di chúc bởi nguyên nhân khách quan (bị cái chết đe dọa…). Hơn thế nữa, di chúc miệng đã được cơ quan công chứng chứng thực nên độ tin cậy, bảo đảm của nó cũng tương đương như di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, cách hiểu trên là chưa hoàn toàn hợp lí với tinh thần của điều luật này nói riêng và tinh thần chung của Bộ luật dân sự 2005. Bản chất của vấn đề ở đây chính là di chúc miệng là một loại di chúc đặc biệt, chỉ ra đời trong những trường hợp cụ thể theo qui định của pháp luật. Chính vì vậy, bản thân nó có những qui định riêng hết sức chặt chẽ để nhằm phân biệt với các hình thức khác của di chúc. Hơn thế nữa, việc pháp luật qui định di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực không có nghĩa là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực có hình thức như nhau; mà việc pháp luật qui định di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực chỉ nhằm mục đích xác nhận sự kiện pháp lí: “có di chúc miệng” mà thôi. Ngoài ra, đối với di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc phải đọc di chúc hay được nghe đọc di chúc (nếu không biết chữ) và phải kí tên hay điểm chỉ vào di chúc. Còn đối với di chúc miệng thì pháp luật không qui định người di chúc miệng phải đọc hay nghe đọc di chúc. Chính vì thế độ tin cậy, đảm bảo thể hiện đúng ý chí của người lập di chúc bằng văn bản cao hơn đối với di chúc miệng. Thêm vào đó, di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực không bị mất hiệu lực bởi thời gian, cũng như nhận thức hay trạng thái thể chất, tinh thần của người lập di chúc kể từ thời điểm lập di chúc. Còn yếu tố thời gian, nhận thức và trạng thái thể chất, tinh thần của người di chúc miệng lại có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, giá trị của di chúc miệng như đã phân tích ở trên.
Việc nhận thức đúng và hiểu đúng các qui định về di chúc miệng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cả lí luận và thực tiễn bởi vì nó liên quan đến việc đánh giá hiệu lực của di chúc để từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết, phân chia di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Chính vì vậy, cần có sự phân biệt rõ, tránh đồng nhất giữa di chúc miệng và di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực như quan điểm đầu tiên.
Một điểm cần quan tâm nữa, đó chính là Bộ luật dân sự 2005 không qui định cụ thể về phạm vi đối tượng được đem di chúc miệng đến cơ quan công chứng, chứng thực. Phải chăng khi pháp luật không có qui định thì bất cứ người nào cũng có thể đem di chúc miệng đi công chứng, chứng thực? Mặt khác, Bộ luật dân sự 2005 chỉ mới qui định về hình thức của di chúc miệng mà chưa qui định cụ thể về mặt nội dung của di chúc miệng phải thể hiện như thế nào. Hiện nay, Bộ luật dân sự chỉ mới qui định về nội dung của di chúc bằng văn bản tại điều 653 và có thể nói những qui định này là khá chặt chẽ và cần thiết. Trong quá trình đi vào cuộc sống thì những qui định đó đã là những cơ sở pháp lí quan trọng góp phần cho việc xác định đúng người lập di chúc, người được thừa kế theo di chúc,… Vì vậy để đảm bảo thể hiện trung thực, đúng ý chí của người để lại di sản đồng thời để di chúc miệng được rõ ràng, tránh những cách hiểu khác nhau dẫn tới những tranh chấp không đáng có thì yêu cầu cấp thiết là phải có những qui định cụ thể về mặt nội dung của di chúc miệng hay chí ít thì cũng phải có thêm một vài dòng để qui định về nội dung của di chúc miệng khi được những người làm chứng ghi chép lại phải đảm bảo các qui định về nội dung như di chúc bằng văn bản được qui định tại điều 653 của Bộ luật này.
II. Hình thức di chúc bằng văn bản:
Là hình thức di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hay không có chứng nhận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS).
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS).
Di chúc bằng văn bản có công chứng hay chứng thực (Điều 657 BLDS).
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Đây là một trong các loại di chúc bằng văn bản được pháp luật dân sự nước ta công nhận. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 qui định về hình thức di chúc bằng văn bản không có người làm chứng tại Điều 655: “Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo qui định tại Điều 653 của Bộ luật này”.
So với các bộ luật dân sự khác trên thế giới, Bộ luật dân sự Việt Nam cũng là một trong số các bộ luật có các qui định và công nhận hình thức di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status