Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3
1.1.Văn bản quy phạm pháp luật 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm 4
1.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật . 6
1.2.1. Khái niệm 6
1.2.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 8
1.2.2.1. Trách nhiệm của chủ thể lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 8
1.2.2.2. Trách nhiệm của chủ thể soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. 11
1.2.2.3. Trách nhiệm của chủ thể thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 16
1.2.2.4. Trách nhiệm của chủ thể thảo luận, thông qua, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 19
1.2.2.5. Trách nhiệm của chủ thể công bố văn bản quy phạm pháp luật. 22
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY. 24
2.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay . 24
2.1.1. Ưu điểm của các chủ thể trong quá trình thực hiện trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 24
2.1.2. Những hạn chế của các chủ thể trong quá trình thực hiện trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 30
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. 37
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 45
2.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL . 45
2.2.2. Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các chủ thể làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 50
2.2.3. Một số giải pháp khác. 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39282/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hợp văn bản QPPL được công bố, ban hành dưới hình thức gửi trực tiếp hay qua mạng internet tới đối tượng có nghĩa vụ thực hiện hay đăng toàn văn bản trên báo. Chủ thể ban hành văn bản QPPL có trách nhiệm niêm yết văn bản đúng địa điểm hay gửi văn bản tới đối tượng có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thời gian do pháp luật quy định. Tất cả các văn bản QPPL ở các cấp đều phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Qua phân tích ở trên, có thể thấy chất lượng của một văn bản QPPL không chỉ phụ thuộc vào quá trình ban hành mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó phải kể đến trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành. Các chủ thể thực hiện tốt trách nhiệm của mình sẽ đảm bảo cho văn bản ra đời có tính khả thi, tránh việc phải sửa đổi, bổ sung hay thay thế nhiều lần, mang lại hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY.
2.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay.
2.1.1. Ưu điểm của các chủ thể trong quá trình thực hiện trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sau một thời gian dài thực hiện các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL đã góp phần không nhỏ vào công tác xây dựng văn bản QPPL đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, số lượng các văn bản pháp luật nói chung, văn bản QPPL nói riêng được ban hành tăng lên gấp nhiều lần so với số lượng từ năm 1945 - 1992. Trước đây, việc xây dựng pháp luật được lên kế hoạch hàng năm, vì vậy không tránh khỏi tình trạng bị động từ phía cả Quốc hội và các chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Có những quan hệ xã hội phát sinh cần pháp luật điều chỉnh ngay thì chưa có văn bản QPPL ban hành kịp thời. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 ra đời có ý nghĩa to lớn trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây cũng là cơ sở quan trọng quy định trách nhiệm của các chủ thể giúp các chủ thể nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ. Sự cố gắng của các chủ thể đã thu được những thành tựu quan trọng:
Một số lượng lớn các văn bản QPPL đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước như: Quốc hội khóa XI ban hành 84 luật, 15 nghị quyết quy phạm; Ủy ban thường vụ Quốc hội: 31 pháp lệnh. Tính riêng số lượng Luật do Quốc hội ban hành trong năm 2003 là 17 luật, năm 2004 là 13 luật, 2005 là 29 luật, 2006 là 21 luật. Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn ban hành một số lượng lớn pháp lệnh như Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002... Trong năm 2004, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 481 văn bản QPPL gồm 14 nghị quyết, 210 nghị định, 45 chỉ thị, 212 quyết định [23]. Nhìn chung các văn bản được ban hành từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL (đặc biệt là luật ngày càng tăng, đã lấp các khoảng trống thiếu luật) trong nền kinh tế thị trường; các luật ngày càng chú ý và bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân…
Chất lượng văn bản QPPL ngày càng được nâng cao, nội dung các vấn đề được quy định trong các văn bản ngày càng phong phú đa dạng, đã cơ bản bao quát các lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại cho đến tổ chức bộ máy nhà nước…, bảo đảm phù hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển của đất nước. Do tinh thần trách nhiệm của các chủ thể được nêu cao nên các dự thảo văn bản QPPL được chuẩn bị kỹ hơn, bám sát yêu cầu và nhu cầu cuộc sống, xử lý tốt một số vấn đề nhạy cảm, phản ánh đầy đủ hơn thực tiễn xã hội.
Các chủ thể tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng chủ động, tích cực hơn. Ví dụ: các chủ thể chủ động trong việc đề xuất các đạo luật đáp ứng yêu cầu quản lý và xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thúc đẩy cải cách hành chính và cải thiện hoạt động của bộ máy các cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật soạn thảo, thẩm tra, thẩm định văn bản QPPL của các chủ thể ban hành văn bản ngày càng được nâng cao.
Việc ban hành các văn bản QPPL đã tuân thủ đúng quy trình luật định; quy trình lập pháp, lập quy được cải tiến hợp lý, chặt chẽ hơn; chất lượng thực hiện các khâu trong quy trình được nâng lên. Kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 ra đời đã có những đổi mới quan trọng về quy trình lập pháp như trình tự xem xét, thông qua luật tại kỳ họp, tăng cường vai trò của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý và chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức và nhân dân… góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật.
Từ việc nhận thức rõ nhiệm vụ cùng với việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng chủ thể trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL các chủ thể đã cho thấy rõ được những ưu điểm nhất định trong hoạt động này.
Đầu tiên phải kể đến là chủ thể lập Chương trình, chủ thể này đóng góp một phần không nhỏ vào những thành tựu quan trọng trong công tác lập Chương trình xây dựng văn bản QPPL. Ví dụ như ở cấp trung ương, qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã thực hiện việc lập Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của ba khoá Quốc hội (Khoá IX, X, XI) với tổng số trên 400 dự án, trong đó, hơn 330 dự án được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua [30]. Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực của các chủ thể trong công tác xây dựng và thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL. Chương trình xây dựng văn bản QPPL đã thể chế hoá kịp thời các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
Công tác soạn thảo văn bản QPPL của chủ thể soạn thảo cũng được tiến hành một cách nhanh chóng, tuân theo quy định của pháp lu

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status