Người bào chữa trong tố tụng hình sự - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Người bào chữa trong tố tụng hình sự



MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Về khái niệm người bào chữa.
II. Các loại người bào chữa theo quy định của BLTTHS.
1. Luật sư.
2. Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
3. Bào chữa viên nhân dân.
III. Những người không được bào chữa, lựa chọn thay đổi người bào chữa.
1. Những người không được bào chữa.
2. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa.
IV. Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS.
1. Về quyền của người bào chữa trong TTHS.
2. Về nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS.
V. Người bào chữa trong TTHS trong thực tiễn hiện nay.
1. Những yếu tố tích cực.
2. Những yếu tố còn hạn chế.
3. Những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng của người bào chữa.
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39288/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự thì, người bào chữa có thể là: Luật sư, Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân. Hiện nay do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn nhiều mặt hạn chế nên khi nói đến người bào chữa là người ta chỉ nghĩ tới luật sư còn những người khác không phải là luật sư thì không được coi là người bào chữa. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng có ý kiến đề nghị chỉ quy định luật sư mới là người bào chữa, còn những người khác nếu bào chữa thì quyền và nghĩa vụ của họ như đối với luật sư, nhưng ý kiến này không được chấp nhận vì luật sư là khái niệm nghề nghiệp, còn người bào chữa là khái niệm tố tụng.
Luật sư:
Một luật sư La Mã cổ đại đã từng nói về người bào chữa ( Luật sư) như sau: “ Sự cao thượng, tính hào hiệp, danh dự, công lý và lòng rộng lượng là những đặc tính phù hợp nhất với bản chất của nghề luật sư, chứ không phải là sự giàu có, niềm vui hay thậm chí chính bản thân cuộc sống”. Trong thời đại hiện nay vị trí vai trò của luật sư ngày càng được nâng cao và được trân trọng thật sự. Ở Việt Nam sau khi Luật Luật sư 2006 có hiệu lực thì đội ngũ Luật sư của chúng ta ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng.
Đối với pháp luật hiện hành, Điều 2 Luật Luật sư quy định: “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.
Bên cạnh đó, Luật luật sư cũng đề cập đến vấn đề tiêu chuẩn của một vị luật sư. Theo đó, Điều 10 Luật sư quy định: “ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”. Thêm vào đó, về mặt hình thức, người luật sư còn phải đáp ứng được các điều kiện như: Phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư, gia nhập một Đoàn luật sư nhất định. Hoạt động bào chữa của luật sư có tính chất chuyên nghiệp. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (Điều 3 Luật luật sư).
Người bào chữa bao gồm: Luật sư, Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên, Luật sư và người bào chữa không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Theo quy định của pháp luật thì luật sư chỉ trở thành người bào chữa khi họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong tố tụng hình sự, nếu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì họ tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bào chữa là một chức năng quan trọng không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Muốn bào chữa đúng đắn, khách quan trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực sự có tác dụng, các luật sư phải có năng lực thực sự, trong đó quan trọng là nắm chắc pháp luật, hiểu biết rõ về những người mà họ đứng ra để bảo vệ.
Căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 23 Luật luật sư thì hình thức hành nghề luật sư có hai loại, đó là: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hay hành nghề với tư cách cá nhân. Đó là quy định hết sức thông thoáng đảm bảo họ phát huy hết khả năng và sự cống hiến cho nghề của mình. Điều mà chúng ta quan tâm là khi luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng thì phải tuân thủ những quy định gì khác ngoài những quy định trên? Theo Điều 27 Luật luật sư thì: “
1. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này.
2. Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hay giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư) khi xuất trình đủ giấy tờ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hay của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư;
b) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Thẻ luật sư và giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó;
c) Thẻ luật sư và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư hay của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hay Thẻ luật sư và văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng”.
Như vậy, pháp luật quy định vừa chặt chẽ vừa thông thoáng trên các phương diện để trở thành một luật sư với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ. bị can, bị cáo:
Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người cần họ bào chữa. Tuy nhiên, Bộ Luật TTHS không quy định rõ thế nào là “Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Tuy nhiên, có thể vận dụng điểm a khoản 1 Điều 58 Bộ Luật Dân Sự về giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) để hiểu người thay mặt hợp pháp là: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hay cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hay cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu. hay người thay mặt theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ (Điều 141 BLDS).
Bào chữa viên nhân dân:
Ở nước ta, trước khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư và sau là Luật luật sư 2006 thì việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo do Bào chữa viên nhân dân đảm nhiệm. Hoạt động bào chữa của Bào chữa viên nhân dân không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status