Tiểu luận Mối liên hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Mối liên hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán



Pháp luật có 3 nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Phong tục tập quán cũng là bộ phận hình thành nên pháp luật cho nên giữa phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể xem xét mối quan hệ này từ hai chiều ngược nhau.
Thứ nhất, quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
- Pháp luật ghi nhận, bảo vệ những tập tục tiến bộ và phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể thấy rằng pháp luật là công cụ hữu hiệu duy trì trật tự xã hội, điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, nhưng pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết hết mọi vấn dề nảy sinh trong lòng đời sỗng xã hội, rất nhiều vấn đề, sự việc, pháp luật đã phải sử dụng đến các tập tục, và các tập tục đã tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn.
Ví dụ, pháp luật không quy định phải thành lập các tổ hòa giải nhưng mỗi thôn bản đều có các tổ hòa giải làm việc rất hiệu quả không sử dụng đến các điều khoản pháp luật mà thường là sử dụng tập tục phù hợp với pháp luật.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39115/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Pháp luật và phong tục tập quán là những quy phạm xã hội đã tồn tại song hành với nhau trong xã hội và được mọi người tuân theo. Giữa chúng có những điểm giống nhau cơ bản ,những điểm khác biệt rõ ràng đến những mối liên hệ qua lại đặc biệt. Bài luận “Pháp luật và Phong tục tập quán” của chúng tui dưới đây mang ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tế nhằm giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về hai phạm trù lý luận này, từ đó xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giữa 2 yếu tố này ở Việt Nam.
1.Định nghĩa:
-Phong tục tập quán (PTTQ) là những thói quen trong suy nghĩ ứng xử, những tục lệ đã ăn sâu thành nếp trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt thường ngày và được mọi người công nhận, làm theo thông qua những hoạt động về mặt dư luận niềm tin, tín ngưỡng của cá nhân với cộng đồng hay các biện pháp xử lý do cộng đồng áp đặt vào từng cá nhân có hành vi vi phạm.
-Pháp luật (PL) là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hay thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là yếu tố điểu chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội.
2.Phân biệt :
a. Trước hết, PL và PTTQ tồn tại những điểm chung cơ bản :
- Chúng đều là những quy phạm xã hội.
- Mang tính khuôn mẫu chuẩn mực bắt buộc.
- Điều chỉnh hành vi con người, là công cụ duy trì sự ồn định đời sống cộng đồng và bảo đảm trật tự xã hội.
b. Bên cạnh đó PL và PTTQ có những điểm khác biệt cơ bản qua các phương diện nguồn gốc, chủ thể ban hành, đặc trưng, phạm vi điều chỉnh - tác động và biện pháp bao đảm thực hiện.
Phương diện
Pháp luật
PTTQ
Nguồn gốc
-Ra đời song song cùng nhà nước.
-Là kết quả của chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp xã hội ngày càng gay gắt.
-PL ra đời như một thứ công cụ sắc bén cho giai cấp thống trị điều hòa mâu thuẫn ấy, củng cố duy tri địa vị quyền lợi của mình
>Tạo nên tính giai cấp của PL.
-Ra đời từ rất sớm,trước khi có sự xuất hiện của nhà nước.
-Ra đời một cách tự phát, tất yếu như một nhu cầu không thể thiếu của đời sống con người: điều chỉnh quan hệ xã hội giữa con người với nhau, đảm bảo ổn định đời sống xã hội
>Tính mạc nhiện trong hình thành.
Chủ thể ban hành
-Nhà nước hay chính là giai cấp thống trị -PL là ý chí của giai cấp thống trị nâng lên thành luật
>Tính ý chí giai cấp của PL.
-Một hay vài cá nhân có uy tín trong cộng đồng hay toàn cộng đồng cùng bàn bạc đặt ra ,thừa nhận
>Tính cộng đồng của PTTQ
Đặc trưng
Đặc trưng (tiếp)
-Tính quyền lực nhà nước :
+Hình thành bằng con đường nhà nước
+Các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hay thừa nhận và bảo vệ bằng biện pháp mang tính quyền lực nhà nước
-Không tồn tại tính quyền lực nhà nước vì PTTQ không ra đời bằng con đường nhà nước .
-Tính quy phạm phổ biến :
+PL là khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội.
+Mọi cá nhân tổ chức trong xã hội bắt buộc phải tôn trọng thực hiện.
-Tính quy phạm chưa cao :
+PTTQ là những ứng xử hành vi ,thói quen nếp sống hàng ngày ,tục lệ ăn sâu vào tiềm thức con người .
+Đòi hỏi sự tự giác của con người là chính.
-Tính hệ thống:
+Bản thân PL là hệ thống quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, các định hướng để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
+Các quy định PL không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối quan hệ nội tại và thống nhất, tạo ra một chính thể là hệ thống PL.
-Không tồn tại tính hệ thống:
+Các PTTQ chủ yếu tồn tại ở dạng đơn lẻ, cụ thể, gắn liền với hành vi, thói quen sinh hoạt thường ngày.
+Mỗi một PTTQ thường ứng dụng vào một trường hợp cụ thể, tách biệt.
-Tính xác định vè hình thức :
+PL thường được thể hiện ở hình thức nhất định. Các hình thức cơ bản: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm PL.
+Các quy định PL thể hiện thành văn nên thường rõ ràng cụ thể, thống nhất, được người dân thông suốt trên một phạm vi rộng lớn (VBQPPL).
>Đảm bảo tính minh bạch chính xác của PL trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
-Tính uyển chuyển linh hoạt về hình thức :
+Hình thức PTTQ thường rất đa dạng. Một số hình thức:
\Bằng ngôn ngữ: truyền miệng, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ…
\Thói quen, ứng xử, kinh nghiệm truyền lại dưới dạng thực hành xã hội.
\Thành văn: hương ước, lệ làng.
>PTTQ dễ dàng ngấm sâu vào mỗi con người như một phần máu thịt.
Phạm vi tác động
-Rông lớn và phổ quát hơn so với PTTQ.
-PL chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất định trong xã hội và có thể tác động tới bất kỳ 1 cá nhân, tổ chức và mọi vùng trên lãnh thổ quốc gia.
-Hẹp hơn so với PL.
-PTTQ mang tính cục bộ địa phương nên khó được thực hiện trên 1 phạm vi rộng.
+Mỗi địa phương đều có PTTQ riêng và chỉ được áp dụng ở tại đó.
Phạm vi điều chỉnh
-Rông lớn và phổ quát hơn so với PTTQ.
-PL chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất định trong xã hội và có thể tác động tới bất kỳ 1 cá nhân, tổ chức và mọi vùng trên lãnh thổ quốc gia.
-Hẹp hơn so với PL.
-PTTQ mang tính cục bộ địa phương nên khó được thực hiện trên 1 phạm vi rộng.
+Mỗi địa phương đều có PTTQ riêng và chỉ được áp dụng ở tại đó.
Biên pháp bảo đảm thực hiện
(Tính cưỡng chế)
+Do nhà nước ban hành nên được nhà nước đảm bảo thực hiện.
+Tùy điều kiện hoàn cảnh mà kết hợp các biện pháp: tuyên truyền, giáo dục, hoạt động tổ chức, biện pháp kinh tế, cưỡng chế nhà nước để người dân nắm bắt điều chỉnh hành vi theo ý muốn nhà nước.
+Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho các chủ thể thực hiện PL.
+Đảm bảo bởi sức mạnh bên trong – sức mạnh thuộc sức mạnh của thói quen xử sự và bên ngoài – dư luận xã hội.
+Mọi người phải tuân thủ chặt chẽ ai làm trái bị chê trách, dị nghị bởi dư luận, phải chịu những hình phạt từ cộng đồng. Từ đó đưa con người vào khuôn khổ truyền thống.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán.
Pháp luật có 3 nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Phong tục tập quán cũng là bộ phận hình thành nên pháp luật cho nên giữa phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể xem xét mối quan hệ này từ hai chiều ngược nhau.
Thứ nhất, quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
Pháp luật ghi nhận, bảo vệ những tập tục tiến bộ và phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể thấy rằng pháp luật là công cụ hữu hiệu duy trì trật tự xã hội, điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, nhưng pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết hết mọi vấn dề nảy sinh trong lòng đời sỗng xã hội, rất nhiều vấn đề, sự việc, pháp luật đã phải sử dụng đến các tập tục, và các tập tục đã tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn.
Ví dụ, pháp lu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status