Tiểu luận Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chiểt khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở Việt Nam - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chiểt khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2
1. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 2
2. Đặc trưng của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. 2
II. HỢP ĐỒNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 4
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. 4
2. Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. 5
3. Chủ thể của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. 6
4. Đối tượng của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá 7
5. Hình thức và nội dung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá 8
5.1. Hình thức của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá 8
5.2. Nội dung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá 8
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. 10
7. Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá khấu giấy tờ có giá. 11
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIỂT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM. 14
1. Các nhận định và đánh giá. 14
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng. 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39675/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

oản nợ mà khách hàng có ý định chuyển nhượng cho ngân hàng và chuyển giao bảng kê khai đó cho ngân hàng là đủ. Còn ngân hàng sẽ có trách nhiệm trả tiền cho người chủ nợ mới là ngân hàng.
Thứ tư, nhiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá có khác với nghiệp vụ tín dụng thấu chi ở chỗ, chiết khấu có độ an toàn cao hơn so với thấu chi và khách hàng được chiết khấu không phải là người mắc nợ chính của ngân hàng, trong khi khách hàng được thấu chi lại luôn đóng vai trò là người mắc nợ của ngân hàng, sau khi họ đã sử dụng số tiền trong tài khoản thanh toán vượt quá số dự kiến có theo sự đồng ý của ngân hàng, trong hạn mức thấu chi đã thỏa thuận.
II. HỢP ĐỒNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Xét trên phương diện pháp lý, chiết khấu giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng là một giao dịch thương mại thể hiện mối quan hệ mua bán giấy tờ có giá mà hính thức pháp lý của quan hệ đó chính là một hợp đồng với tên gọi: hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Mặc dù các văn bản pháp luật không qua định cụ thể thế nào là một hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, nhưng xuất phát từ bản chất chung của một hợp đồng và những đặc trưng riêng của hoạt động chiết khấu, ta có thể định nghĩa chiết khấu giấy tờ có giá như sau: hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (người nhận chiết khấu) với tổ chức, cá nhân (người xin chiết khấu – khách hàng) theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước kì hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu, trong thời gian chiết khấu.
Từ định nghĩa trên ta thấy hợp đồng chiết khấu thể hiện những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia kí kết hợp đồng: một bên bao giờ cũng là tổ chức tín dụng – bên nhận chiết khấu và bên kia là tổ chức, cá nhân – bên đề nghị chiết khấu, thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng: đó là các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán được các bên thỏa thuận mua bán và ghi rõ trong hợp đồng. Hay nói cách khác, cái mà các bên trong hợp đồng muốn hướng tới chính là trái quyền (quyền đòi nợ) của người sở hữu các giấy tờ có giá đó đối với người thụ trái ( người phải trả ) khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.
Thứ ba, về hình thức pháp lý, hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá bao giờ cũng phải dược lập thành văn bản.
Thứ tư, về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ, trong hợp đồng chiết khấu, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá của khách hàng cho tổ chức tín dụng bao giờ cũng được thực hiện trước, sau đó, tổ chức tín dụng trả một số tiền cho khách hàng bằng tiền mặt hay chuyển sang tài khoản tiền gửi của họ. Kể từ thời điểm được chuyển giao quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng chính thức được thế vào vị trí của người có quyền - khách hàng để thực hiện quyền yêu cầu - quyền đòi tiền đối với người có nghĩa vụ phải thanh toán cho giấy tờ có giá khi nó đến hạn thanh toán. Tùy từng loại giấy tờ có giá mà xác định người phải trả tiền là ai (có thể là người phát hành, người chuyển nhượng hay người bảo lãnh…)
2. Các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Căn cứ vào cách chiết khấu, có thể chia hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thành hai loại: hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn và hợp dồng chiết khấu có thời hạn.
Hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn là sự thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua hẳn các giấy tờ có giá. Như vậy, với loại hợp đồng này, khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu các giấy tờ có giá đó khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu, kể từ thời điểm khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá đó, tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá đó. Tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại các tổ chức tín dụng khác hay tại Ngân hàng Trung ương vào bất cứ lúc nào trước khi các giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán mà không vi phạm các điều khoản của hợp đồng. Khi tiến hành trả tiền cho khách hàng, số tiền mà tổ chức tín dụng sẽ trả bằng mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá trừ đi lãi chiết khấu và cả chi phí khác. Lãi chiết khấu sẽ được tính tương ứng với toàn bộ thời hạn còn lạ của giấy tờ có giá kể từ khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu cho đến ngày đáo hạn.
Hợp đồng chiết khấu có thời hạn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về việc mua các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và trong hợp đồng có điều khoản cam kết khách hàng sẽ mua lại giấy tờ có giá đã được chấp nhận chiết khấu trong một thời hạn nhất định trước khi nó đến hạn thanh toán, với giá cả do các bên thỏa thuận trước. Thời hạn này được coi là thời hạn chiết khấu.
Theo Khoản 4 Điều 3, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đến ngày khách hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đó. Như vậy, theo Điểm b, Khoản 2 Điều 8 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, tổ chức tín dụng chỉ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng mà khách hàng không thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá đó. Với điều khoản cam kết mua lại, có thể hiểu rằng, nếu tổ chức tín dụng muốn chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá đó trong thời hạn chiết khấu thì quyền ưu tiên mua sẽ thuộc về khách hàng, sau đó mới đến cá tổ chức tín dụng khác. Điều đó cũng có nghĩa là nếu trong thời hạn cam kết mua lại mà khách hàng không thực hiện việc mua lại thì họ sẽ mất quyền ưu tiên mua lại và khi đó, tổ chức tín dụng có quyền chuyển nhượng giáy tờ có giá đó cho bất kì ai mà mình mong muốn.
Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với bản chất của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, theo đó, tổ chức tín dụng sẽ có quyền sở hữu các giấy tờ có giá ngay sau khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng các giấy tờ có giá đó cho mình và hệ quả là tổ chức tín dụng sẽ có quyền định đoạt ( trong đó có quyền chuyển nhượng ) các giấy tờ có giá đó cho người khác.
3. Chủ thể của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Chiết khấu giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng thực chất là một quan hệ mua bán giấy tờ có giá, được thể hiện dười hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán giấy tờ có giá với thành phẩn chủ thể bao gồm bên nhận chiết khấu và bên được chiết khấu.
+ bên nhận chiết khấu.
Là các tổ chức tín dụng thỏa mãn cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status