Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục

A. Lời nói đầu. 1
B. Nội dung. 1
I. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế nhập khẩu. 1
1, Khái niệm thuế nhập khẩu. 1
2, Các đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu. 1
3, Vai trò của thuế nhập khẩu. 2
4, Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu 2
4.1, Người nộp thuế. 2
4.2, Người thu thuế. 2
II, Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua: 3
III, Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: 5
1, Những yếu tố chung ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật thuế nhập khẩu. 5
- Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại của quốc gia 5
- Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế 5
2, Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu. 6
2.1, Ý thức chấp hành của chủ thể nộp thuế . 6
2.2, Trình độ công chức quản lý thuế còn nhiều hạn chế. 7
2.3, Trong thực thi pháp luật thuế nhập khẩu còn nhiều tiêu cực. 8
2.4, Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. 9
2.5, Hệ thống pháp luật thuế 9
2.6, Tình trạng khiếu nại tố cáo không được giải quyết thoả đáng. 9
2.7, Tác động của kinh tế thế giới. 9
IV. Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thực thi pháp luật thuế nhập khẩu. 11
1, Về đội ngũ cán bộ hải quan 11
2, Ý thức của người nộp thuế 12
3, Về cơ sở vật chất 12
4, Về thu hồi nợ 13
5, Về hội nhập kinh tế thế giới 13
C. Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15

Đề bài: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm
A. Lời nói đầu.
Thuế là một trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, thì việc các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là điều tất yếu. Theo đó, thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thuế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng luật thuế nhập khẩu trong thời gian qua còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Do đặt ra yêu cầu đánh giá những yếu tố nào đã tác động ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
B. Nội dung.
I. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế nhập khẩu.
1, Khái niệm thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới một nước.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa nhưng thuế nhập khẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc gia. Trong cấu trúc hệ thống thuế, thuế nhập khẩu có vai trò, ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước hằng năm, mà còn là công cụ để Nhà nước kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại.
2, Các đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu.
Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
Thứ hai, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu. Nếu người nộp thuế nhập khẩu tự tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu thì khoản thuế đó có tính chất là thuế trực thu, còn nếu họ bán cho người khác thì có tính chất là thuế gián thu vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một
Thứ ba, thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
3, Vai trò của thuế nhập khẩu.
- Thứ nhất, thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Thứ hai, thuế nhập khẩu điều tiết hoạt động kinh tế.
- Thứ ba, thuế nhập khẩu hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.
4, Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu
4.1, Người nộp thuế.
Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân là người nộp thuế nhập khẩu khi có hai điều kiện:
- Thứ nhất, là người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa nước ngoài.
- Thứ hai, hàng hóa do chủ thể đó nhập khẩu với nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu.
4.2, Người thu thuế.
Trong lĩnh vực hành thu thuế nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc thu thuế nhập khẩu là Tổng cục Hải quan. Theo Điều 27 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 về trách nhiệm của cơ quan hải quan: “Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và thu thuế theo quy định của Luật này và Luật hải quan”. Ngoài Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm chính còn phối hợp với một số cơ quan hữu trách khác như Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế,…
Theo Điều 11 Luật Hải quan 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005 cũng đã xác định cụ thể về nhiệm vụ của hải quan : “Hải quan Việt nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
II, Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua:
Sáng 29.12, tại Hà Nội, Tổng cục thuế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2010, triển khai nhiệm vụ biện pháp công tác thuế năm 2011. Năm 2010 và giai đoạn 2006 - 2010, nhiệm vụ thu ngân sách do ngành Thuế quản lý hoàn thành vượt mục tiêu đã đề ra, tạo nguồn lực để đầu tư phát triển KT - XH. Cụ thể, thu ngân sách năm 2010 do ngành Thuế quản lý ước đạt 400.800 tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán pháp lệnh, tăng 21,4% so với cùng kỳ.
Về công tác thu thuế xuất nhập khẩu, Hải quan Hà Nội đã tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc, thu đòi, xử lý nợ đọng thuế và tập trung giải quyết các vướng mắc tồn tại, không để phát sinh nợ mới. Đồng thời, rà soát, sửa đổi bổ sung 5 lần danh mục hàng trọng điểm cho phù hợp với thực tế quản lý trên địa bàn; Triển khai dự án hiện đại hoá thu nộp ngân sách nhà nước qua ngân hàng thương mại tại 9 chi cục trên địa bàn Hà Nội. Kết quả tính đến ngày 31/12/2010, số thuế Cục Hải quan Hà Nội thu nộp ngân sách đạt 16.465,4 tỷ đồng, đạt 159,9% chỉ tiêu giao.

pwsd0yF5f37UwjA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status