Tiểu luận Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản



Hầu hết các nhà nước tư sản ở thời kì cách mạng tư sản và thời kì hiện đại đều có một điểm chung khi áp dụng tư tưởng phân quyền, thể hiện ở sự phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang. Theo cơ chế phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân tách thành 3 loại quyền khác nhau là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và ba loại quyền này được chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Trong đó, nghị viện là cơ quan thay mặt cao nhất của nhà nước tư sản, nắm quyền lập pháp. Quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ cùng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Còn lại, quyền tư pháp tập trung trong tay hệ thống cơ quan xét xử (tòa án). Tất nhiên sự phân quyền này phải bảo đảm quyền lực giữa các cơ quan có sự cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn; các cơ quan quyền lực có sự kiềm chế, giám sát và đối trọng nhau để không xảy ra tình trạng lạm quyền và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Ngày nay, tùy theo các hình thức chính thể của các nhà nước tư sản khác nhau mà dẫn tới việc áp dụng tư tưởng phân quyền ở những mức độ khác nhau. Đại diện cho các mức độ ấy là sự mềm dẻo trong chính thể cộng hòa đại nghị, sự cứng rắn trong chính thể cộng hòa tổng thống và sự trung gian trong chính thể cộng hòa hỗn hợp. Bên cạnh đó, thời kì hiện đại chứng kiến một số thay đổi trong phân quyền ngang ở một số bộ máy nhà nước tư sản: sự phát triển thêm các nhánh quyền lực mới thuộc quyền lực nhà nước. Ví dụ ở một số nước Mĩ Latinh áp dụng hình thức tứ quyền, nghĩa là ngoài 3 quyền cơ bản kể trên còn xuất hiện thêm quyền “bầu cử” thuộc về Hội đồng bầu cử cấp độ toàn quốc. hay theo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986, ngoài bốn quyền này còn thêm quyền “kiểm tra” do tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta đảm nhận.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39122/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

găn cản, kiềm chế, kiểm soát hay đối trọng nhau giữa các loại quyền lực ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
b. Sự xuất hiện và phát triển:
Quá trình xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là một quá trình hết sức lâu dài, trải qua các giai đoạn: thời kì cổ đại, thời kì cách mạng tư sản ở Tây âu và cho tới ngày nay, tư tưởng này thể hiện ở trong bộ máy nhà nước của hầu khắp các nước tư sản trên thế giới.
Mầm mống của tư tưởng phân quyền nảy sinh ở Hy Lạp, thể hiện qua những cải cách bộ máy nhà nước hết sức tiến bộ của Ephialtes (TK V tr.CN) và Pericles (495-429 tr.CN), 2 nhà chính trị tài ba. Vào thời kì của Ephialtes ở Athens, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân gồm 500 viên chức và quyền tư pháp thuộc về Toà án nhân dân gồm 6000 người. Ở La Mã từ TK VI dến TK I tr.CN, tình hình diễn ra tương tự như Athens, họ đã xây dựng 1 nền cộng hòa áp dụng phương pháp chia quyền và phân quyền khéo léo nhờ xây dựng được 1 Hiến pháp riêng với 3 cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân (gồm 3 hội nghị khác nhau), Viện nguyên lão và Nhà nước La Mã. Nói đến tư tưởng phân quyền thời cổ đại phải kể tới Aristote (384-322 tr.CN). Ông là nhà tư tưởng đầu tiên trình bày một cách rõ ràng tư tưởng phân quyền và khái quát mối quan hệ giữa chúng.
Qua các giai đoạn của thời kì phong kiến với quyền lực đều theo cơ chế tập quyền, đến thời kì cách mạng tư sản ở Tây âu thì tư tưởng phân quyền của Aristote được “phục hưng”, kế thừa và phát triển ở một trình độ cao hơn bởi các học giả như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755) và các tác giả khác. Tìm hiểu tư thưởng của John Locke, ta sẽ thấy đây là 1 tư tưởng được hình thành dựa trên cơ sở 1 sự suy diễn pháp lí diễn dịch từ thực tế sinh động của lịch sử kết hợp với sự kế thừa từ các bậc tiền bối thì ở Montesquieu lại là “một quy tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một bí quyết chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng suy luận chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước đó thời bấy giờ”, tất nhiên là trên cở sở kế thừa người đi trước. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Rousseau (1712-1778) hay Kant (1724-1804) đã góp phần hoàn thiện thêm tư tưởng này dù không cụ thể và toàn diện được như Montesquieu.
Sau các tác giả trên đây cho đến ngày nay, dường như loài người chỉ quan tâm đến việc “vật chất hóa” hay “hiện thực hóa” tư tưởng phân quyền hơn là tiếp tục trình bày những lí luận về nó. Dù thế, tư tưởng chia quyền quyền lực vẫn được thể hiện rõ nét và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản đương đại.
c. Ưu điểm và hạn chế:
Về ưu điểm, khái quát mà nói, đây là một tư tưởng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ vì nó phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, chuyên chế, sự lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người. Phân quyền là để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không những không tập trung trong tay một tổ chức hay cá nhân nào mà còn bị kiềm chế, kiểm soát. Nhờ đó mà hạn chế được quyền lực của chính quyền, phát triển các kỹ năng chuyên môn, gia tăng tính hiệu quả và tác dụng của chính quyền. Từ đó khẳng định được vị trí và vai trò của mỗi ngành trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và việc đảm bảo tự do cho nhân dân. Vì thế, phân quyền chỉ thích hợp với chế độ dân chủ, chỉ có thể hiện diện và tồn tại trong chế độ ấy. Bằng chứng là nó được ghi nhận trong những văn bản có hiệu lực tối cao của nhiều nhà nước.
Tuy nhiên, hạn chế của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là nó không thể áp dụng một cách triệt để hay tuyệt đối trung thành với lí thuyết trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu như áp dụng triệt để thì sẽ dấn đến sự cô lập, tách biệt hoàn toàn hay mâu thuẫn với nhau trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thực tế đã chứng minh điều này, thể thức cô lập hoàn toàn các quyền đã đưa đến tình trạng bế tắc hay mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp như trong bối cảnh thời kì cách mạng Pháp. Trong chính quyền đó, người ta đã áp dụng triệt để phân quyền tới mức không có công quyền nào tiếp xúc với công quyền nào. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Từ những lí do đó, việc áp dụng triệt để tư tưởng phân quyền khó có thể bảo đảm được sự thống nhất của quyền lực nhà nước – một tất yếu khách quan cho sự tồn tại của thiết chế này. Ngoài ra, mỗi quốc gia có một điều kiện, hoàn cảnh riêng nên việc áp dụng nguyên tắc phân quyền không thể theo nguyên mẫu mà phải có những biến dạng của nó, tùy theo điều kiện và giai đoạn phát triển mỗi nước.
II/ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.
Lí do vận dụng tư tuởng phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc tư sản.
Về mặt lí luận, các học giả tư sản coi tư tuởng phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản và hết sức quán triệt nó trong bộ máy nhà nuớc. Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mình, những nguời sáng lập ra thuyết phân chia quyền lực cho rằng cần hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nuớc vào tay một cơ quan nhất định bằng việc kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nuớc khác nhau. Đây là một điểm đáng ghi nhận của tư tuởng phân chia quyền lực nhà nuớc.
Về mặt lịch sử, học thuyết phân chia quyền lực nhà nuớc đã giúp cho giai cấp tư sản đấu tranh hiệu quả để chồng lại chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tuơng quan lực luợng chưa ngã hẳn về phía giai cấp tư sản. Đến thời kì của chủ nghĩa tư bản, với những đóng góp to lớn của tư tuởng này, giai cấp tư sản tiếp tục áp dụng tư tuởng phân quyền vào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc mình.
Tư tưởng phân quyền trong bộ máy nhà nước tư sản nói chung.
Tư tưởng phân quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại, trải qua một giai đoạn bị quên lãng khi chủ nghĩa tập quyền và tư tưởng phong kiến làm bá chủ đã được gây dựng trở lại vào thời kì cách mạng tư sản. Song có lẽ đến tận ngày nay, cùng sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước mới trở nên toàn diện hơn cả.
a. Phân quyền ngang:
Hầu hết các nhà nước tư sản ở thời kì cách mạng tư sản và thời kì hiện đại đều có một điểm chung khi áp dụng tư tưởng phân quyền, thể hiện ở sự phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang. Theo cơ chế phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân tách thành 3 loại quyền khác nhau là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và ba loại quyền này được chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Trong đó, nghị viện là cơ quan thay mặt cao nhất của nhà nước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status