Tiểu luận Các hình thức sở hữu qui định trong bộ luật dân sự - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Các hình thức sở hữu qui định trong bộ luật dân sự



 
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề . 1
Nội dung :
A . Các hình thức sở hữu qui định trong bộ luật dân sự . 1-11
I. Sở hữu nhà nước . 1-3
II . Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, 3-4
tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
III. Sở hữu tư nhân . 4-6
IV. Sở hữu tập thể 6-7
V. Sở hữu chung . 7-11
B. Một số kiến nghị về hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự. 11-12
Kết luận. 13
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39127/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Trang
Đặt vấn đề ………………………………………………….. 1
Nội dung :
A . Các hình thức sở hữu qui định trong bộ luật dân sự…………. 1-11
I. Sở hữu nhà nước…………………………………………….. 1-3
II . Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, … 3-4
tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
III. Sở hữu tư nhân……………………………………………. 4-6
IV. Sở hữu tập thể……………………………………………… 6-7
V. Sở hữu chung………………………………………………. 7-11
B. Một số kiến nghị về hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự......... 11-12
Kết luận.................................................................................... 13
Đặt vấn đề :
Nước ta đang trên con đường đổi mới phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và kiên định đi theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh pháp luật về sở hữu, các hình thức sở hữu càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Một chế độ sở hữu thích hợp cùng với các hình thức sở hữu phong phú cho phép nhà nước thông qua pháp luật điều chỉnh các lợi ích một cách hài hòa, bảo vệ lợi ích của người dân.
Nội dung :
A . Các hình thức sở hữu qui định trong bộ luật dân sự.
I. Sở hữu nhà nước.
1.Khái niệm :
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước là người thay mặt cho nhân dân quản lí, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản được qui định tại điều 200 BLDS Việt Nam năm 2005 và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó.
Quyền sở hữu nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật nhằm :
- Xác nhận việc chiếm hữu của Nhà nước đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất
- Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu , sử dụng và định đoạt đối với tài sản của nhà nước.
- Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do nhà nước thành lập trong việc quản lí nghiệp vụ những tài sản do nhà nước giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh, quản lí hay hoat động công ích.
2. Chủ thể của sở hữu nhà nước :
Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước là một tổ chức thay mặt cho nhân dân nắm và quản lý toàn bộ tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thông qua Quốc hội đề xuất và tự quy định cho mình những biện pháp, hình thức, trình tự thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước, quy định về quyền hạn của mình trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của toàn dân.
3. Khách thể của sở hữu nhà nước:
Khách thể của sở hữu nhà nước rất đa dạng, phạm vi điều chỉnh khách thể không bị hạn chế. Có những loại tài sản chỉ thuộc sở hữu nhà nước như : Đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên, các loại tài sản trong lòng đất thuộc thềm lục địa Việt Nam… đó là những tư liệu sản xuất chủ yếu quyết định đến việc phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Những loại tài sản này gọi là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước.
4. Nội dung sở hữu nhà nước:
a. Quyền chiếm hữu :
Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định về bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất để kiểm tra tài sản mà nhà nước đã giao cho các cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các qui định này.
b. Quyền sử dụng
Nhà nước là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng, có quyền khai thác công dụng của tài sản đó. Nhà nước khai thác lợi ích tài sản theo qui định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lí tài sản như : Quản lí hành chính kinh tế hay quản lý sản xuất, kinh doanh. Quyền sử dụng tài sản được nhà nước chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước để quản lí và khai thác công dụng hay được nhà nước chuyển giao cho cho các tổ chức cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay thủ tục hành chính nhất định.
c.Quyền định đoạt
Quyền định đoạt tài sản là quyền năng cơ bản của sở hữu nhà nước. Nhà nước định đoạt tài sản của mình bằng nhiều cách khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, cá nhân… những chủ thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật qui định.
II . Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Khái niệm:
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp là một phạm trù kinh tế để chỉ một loại hình sở hữu về tài sản là những cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị,…của các tổ chức đó. Sở hữu của các tổ chức là sở hữu chung không chia của các thành viên trong tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ, mục đích được ghi trong điều lệ. Nhiệm vụ, mục đích hoạt động của các tổ chức trên đây có thể thuộc các lĩnh vực khác nhau như : chính trị, xã hội, nhân đạo hay nghề nghiệp…. Tuy nhiên các tổ chức sử dụng tài sản để duy trì hoạt động của mình là chủ yếu.
2.Chủ thể của quan hệ sở hữu tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Mỗi tổ chức là một chủ sở hữu riêng biệt đối với tài sản của tổ chức mình. Tổ chức có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật, theo điều luật và theo nghị quyết của cơ quan cao nhất trong tổ chức mình.
Khách thể của sở hữu của các tổ chức.
Khách thể của quan hệ sở hữu các tổ chức là các tài sản cụ thể, xác định của một tổ chức. Tài sản đó có thể là những cơ sở vật chất, các trang thiết bị dùng để phục vụ cho quá trình hoạt động của tổ chức hay các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó. Phạm vi khách thể thuộc sở hữu của các tổ chức rất phong phú và đa dạng. Các tổ chức đó có thể có quyền sở hữu tất cả loại tài sản mà chủ sở hữu khác có, trừ những tài sản thuộc sở hữu nhà nước như qui định tại điều 200 BLDS Việt Nam.
Nội dung sở hữu của tổ chức.
Nội dung sở hữu của các tổ chức thể hiện ở việc làm chủ, chi phối và quản lí tài sản.
Quyền chiếm h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status