Tiểu luận Tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN



Bên cạnh việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế nội khối, ASEAN có khuynh hướng “mở” với các đối tác ngoài khối thông qua các hình thức liên kết kinh tế, thương mại. Hợp tác kinh tế của ASEAN với các đối tác bên ngoài được triển khai từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, chủ yếu là với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU).
 
Hai nền kinh tế “đầu tàu” của khu vực - Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng - là những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ASEAN. Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) được coi là một trong những con đường ngắn nhất để tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39582/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN Sáng 12/1, tại Indonesia, Việt Nam chính thức chuyển giao chức Chủ tịch Ủy ban các thay mặt thường trực (CPR) tại ASEAN cho Indonesia.
Với tổng thể nền kinh tế có quy mô lớn và dân số hơn nửa tỷ người, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (gồm 10 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Bruney, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia) được nhận định có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm kinh tế sánh ngang với Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Hiện nay, ASEAN đang tăng cường hội nhập để tối ưu hóa khả năng hiệp lực trong khu vực và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, cam kết thúc đẩy nhanh kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 bất chấp những thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. * Về hình thức hội nhập kinh tế ASEAN + Liên kết kinh tế nội khối Nội dung hợp tác chủ yếu và đặc biệt quan trọng của ASEAN là thúc đẩy tự do hóa kinh tế - thương mại và liên kết kinh tế nội khối. Kim ngạch nội khối ASEAN tăng gấp 2 lần trong 5 năm qua, đạt 1.710 tỉ USD (năm 2008). Thương mại nội khối tăng đồng nghĩa với việc hậu cần nhập khẩu và hậu cần xuất khẩu tăng, các dịch vụ hậu cần và giao thông vận tải sẽ ngày càng sinh ra nhiều lợi nhuận. Tất cả 10 nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới (với nhịp độ tăng trung bình hằng năm từ 5-10%). Tuy nhiên, ASEAN nhận thức rằng không thể liên kết kinh tế có hiệu quả nếu không thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên trong khu vực. Thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều của khu vực, biến ASEAN trở thành khu vực kinh tế năng động. Vì vậy, ASEAN đã thực sự bắt tay vào việc tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, điều này thể hiện rõ trong sáng kiến hội nhập ASEAN. Năm 2008, ASEAN đã thu hút được 60 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi đó, đầu tư nội khối cũng đạt con số tương đương. Các nhà đầu tư châu Á coi Indonesia và Việt Nam là những địa chỉ thay thế khi chi phí kinh doanh tại Trung Quốc ngày một tăng cao. Trên thực tế, xét về quy mô kinh tế, GDP của Trung Quốc lớn gấp 3 lần ASEAN, nhưng Trung Quốc chỉ thu hút được 108 tỷ USD vốn FDI (gấp 1,8 lần ASEAN). Năm 2009, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nước thành viên ASEAN đã tập trung thực hiện 3 biện pháp chính sau: - Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế pháp lý cho AEC Biện pháp này đã được hoàn thiện bằng việc ký kết 3 thỏa thuận quan trọng, bao gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Gói cam kết thứ 7 về dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS). - Thứ hai, tăng cường cơ chế giám sát, thực thi các thỏa thuận kinh tế đã đạt được thông qua Biểu đánh giá AEC (AEC Scorcard). Về cơ bản, biện pháp này đã phát huy hiệu quả thực chất, có 87/124 văn kiện pháp lý được ký kết liên quan tới AEC đã có hiệu lực (chiếm hơn 70%). - Thứ ba, nâng cao nhận thức của cộng đồng về AEC thông qua chương trình truyền thông ASEAN. Biện pháp này cũng đã được một số thành viên ASEAN áp dụng sáng tạo và có hiệu quả, cụ thể như phổ biến thông tin, kiến thức cập nhật về AEC, thiết lập thêm kênh trao đổi thường xuyên giữa các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp của ASEAN. Việt Nam đã nhất trí chủ trương xây dựng Chương trình truyền thông AEC có tham khảo cách làm của một số nước ASEAN. Tóm lại, thúc đẩy hội nhập kinh tế nội khối sẽ giúp 10 thành viên ASEAN cạnh tranh với các nền kinh tế lớn láng giềng, như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự hội nhập sâu hơn của ASEAN rất cần thiết để tối đa hóa sức mạnh hợp lực nội khối và giữ cho khu vực này gắn kết hơn với các nhà đầu tư và kinh tế quốc tế. + Mở rộng thêm nhiều hình thức liên kết Bên cạnh việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế nội khối, ASEAN có khuynh hướng “mở” với các đối tác ngoài khối thông qua các hình thức liên kết kinh tế, thương mại. Hợp tác kinh tế của ASEAN với các đối tác bên ngoài được triển khai từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, chủ yếu là với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU)... Hai nền kinh tế “đầu tàu” của khu vực - Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng - là những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ASEAN. Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) được coi là một trong những con đường ngắn nhất để tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. ASEAN đã ký kết FTA với một số đối tác lớn như Hàn Quốc (có hiệu lực từ 1/6/2007), Nhật Bản (có hiệu lực từ 1/12/2008), Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 1/1/2010), Ấn Độ (có hiệu lực từ tháng 1/2010), Australia và New Zealand (có hiệu lực từ 1/1/2010). Ngoài ra, hợp tác kinh tế giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn và quan trọng khác như Mỹ, Nga, Canađa… đang ngày càng được tăng cường, góp phần tích cực vào sự phát triển thương mại giữa ASEAN với các đối tác. Nhiều hình thức liên kết kinh tế với các đối tác bên ngoài, trong tương lai, sẽ tạo nên mạng lưới đan kết có tâm là ASEAN. + Thành lập quỹ hợp tác khu vực và quốc tế Thành lập các quỹ hợp tác thể hiện rõ mong muốn nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN để đối phó với cơn bão tài chính toàn cầu. Quỹ Dự phòng khẩn cấp với sự hỗ trợ 10 tỉ USD của Ngân hàng thế giới (WB) được sử dụng mua các tài sản xấu và hỗ trợ về vốn đối với các tổ chức tài chính cũng như các công ty tư nhân. Ngoài ra, ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) thành lập Quỹ tài chính khu vực cứu trợ khẩn cấp với tổng trị giá 120 tỷ USD do các thành viên đóng góp nhằm hỗ trợ tài chính cho những quốc gia gặp khó khăn. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thống nhất tỷ lệ đóng góp 2:2:1 cho Quỹ tài chính khu vực, theo đó, Trung Quốc và Nhật Bản mỗi nước đóng góp 38,4 tỷ USD, Hàn Quốc góp 19,2 tỷ USD. Các khoản đóng góp của 3 nước đối tác chiếm 80% trị giá quỹ. Còn lại 20% giá trị quỹ do các nước thành viên ASEAN đóng góp. Cụ thể, 4 nước Indonesia, Thái Lan, Singapore và Malaysia, mỗi nước đóng góp 4,76 tỷ USD; Philippines đóng góp 3,68 tỉ USD. Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Bruney đóng góp tùy theo dự trữ ngoại tệ của mỗi nước. Bên cạnh đó, ASEAN còn thành lập Quỹ hợp tác đầu tư với Trung Quốc trị giá 10 tỉ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và nhận sự hỗ trợ của Nhật Bản - nền kinh tế lớn nhất khu vực - với hơn 62 triệu USD để khắc phục suy thoái kinh tế. * Những hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN Kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng chưa thực sự tạo ra bước phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế thương mại. Thị phần thương mại nội khối mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại của cả khối. Tỷ lệ hàng hóa ASEAN tham gia thị trườn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status