Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
NỘI DUNG
I, Các khái niệm chung:
1, Bất động sản:
Theo khoản 1, Điều 174, BLDS quy định về bất động sản thì:
“Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a, Đất đai
b, Nhà, các công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c, Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d, Các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Trong phần này, ta quan tâm tới giá trị đặc biệt của bất động sản là đất đai, được xác định bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, bất động sản trước hết là đất đai, là một phần quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia. Bởi có đất đai mới có vùng trời, vùng biển. Do đó, tất cả mọi quyết định về đất đai phải do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước thực hiện.
Thứ hai, việc quy định các chính sách và chế độ pháp lí về đất đai liên quan đến quyền lợi quốc gia (an ninh quốc gia, phân bố dân cư, tổ chức sản xuất, khai thác tài nguyên…) Bởi thế cần thiết phải có quy chế đặc biệt về bất động sản nói chung và đất đai nói riêng.
2, Bất động sản liền kề:
Đất đai là một khối liền nhau, không tách biệt mà không thể có một mảnh đất nào lại không tiếp giáp với mảnh đất khác. Sự phân tách ở đây chính là ranh giới dùng để phân lập bất động sản này với bất động sản khác hay với các bất động sản xung quanh.
Bất động sản liền kề được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau giữa các bất động sản và có chung ranh giới. Hai bất động sản được coi là liền kề với nghĩa pháp lí để có thể thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề khi chúng thuộc các chủ sở hữu (chủ sử dụng) khác nhau và giữa chúng có ranh giới chung.
II, Quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một quyền khách quan được pháp luật ghi nhận.Đây là một dạng quyền thuộc năng lực pháp luật của chủ thể mà không phải là một quyền dân sự chủ quan.Để một quyền khách quan trở thành quyền dân sự cụ thể phải có những điều kiện nhất định, bởi ứng với mỗi quyền dân sự của một chủ thể bao giờ cũng tồn tại nghĩa vụ với một hay nhiều chủ thể khác.
Điều 273 Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Ta biết rằng, thực hiện nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận để các chủ thể có thể dựa theo ý chí, nguyện vọng của mình để tạo lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.Theo đó, không phải bất cứ chủ sở hữu nhà, người có quyền sử nào cũng có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề, xung quanh đáp ứng yêu cầu của mình.Để thỏa mãn nhu cầu trong việc khai thác, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình thì người có bất động sản phải có sự thỏa thuận, đồng ý với chủ sở hữu bất động sản liền kề. Việc thỏa thuận này cần tuân thủ các nguyên tắc chung và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu không thỏa thuận được, người có quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là Tòa án quyết định.
Bên cạnh đó, khi các điều kiện để xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề không còn thì đây chính là căn cứ làm chấm dứt quyền dân sự này. Theo Điều 279, BLDSvề chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
“Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một;
2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.”
Theo điều luật này, tồn tại hai căn cứ mà pháp luật quy định làm chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: một là khi có sự thay đổi về mảnh đất mà ở đây là sự sáp nhập các bất động sản liền kề thành một bất động sản thống nhất, tức là thuộc về một chủ sở hữu và không còn ranh giới phân chia.Thứ hai là khi chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất đang sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, đến một thời điểm nhất định không cần thiết cũng như không tiếp tục sử dụng bất động sản liền kề để phục vụ cho việc khai thác, sử dụng bất động sản của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không còn “căn cứ khác do pháp luật quy định”, chẳng hạn như việc “bất động sản phục vụ được nhà nước mua lại và trở thành tài sản công”, “nhằm phục vụ lợi ích công cộng và lợi ích đó không dung

fyYnl18v5XsrG0T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status