Tiểu luận Giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn



Bộ luật dân sự Việt Nam không ngừng hoàn thiện phần giám hộ. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình không thống nhất, gây khó khăn trong việc áp dụng.
Ví dụ như một vụ tranh chấp thừa kế mà TAND TP.HCM thụ lý hiện đang bị ách lại vì chính quyền địa phương chưa thể cử được người giám hộ cho một người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.Vào tháng 10 năm 2010, TAND TP.HCM thụ lý vụ tranh chấp thừa kế mà ông T. là bị đơn. Ông H. ở Việt Nam và bốn người em khác ở nước ngoài được tòa xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trước đó, ông H. từng bị TAND TP tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo luật, các giao dịch dân sự của ông phải do người thay mặt theo pháp luật xác lập, thực hiện nên ngày 8-3-2010, TAND TP.HCM có công văn gửi UBND phường 4, quận 3 yêu cầu UBND phường cử người giám hộ cho ông H. Theo công văn trên, ông H. và ông T. là anh em ruột, ở cùng một nhà nhưng ông T.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39636/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hộ đương nhiên pháp luật đã quy định trước ai sẽ thuộc đối tượng có quyền giám hộ. Cứ theo thứ tự luật định mà họ đương nhiên là người giám hộ đối với người được giám hộ không đòi hỏi bất cứ trình tự thủ tục nào để cử làm người giám hộ.
+ Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là giám hộ do pháp luật quy định mang tính bắt buộc được đặt ra đối với người thân thích của người chưa thành niên, với điều kiện họ có đủ các yêu cầu quy định tại điều 61 BLDS. Như vậy theo quy định tại điều này thì: trong trường hợp anh, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hay chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên, nếu anh cả khay chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hay anh cả, chị cả không có đủ điều kiện thì ông nội, bà nội ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên khi cháu không còn cả cha và mẹ hay còn cha mẹ nhưng cha mẹ không đủ điều kiện và cháu không có anh ruột, chị ruột hay anh ruột, chị ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ.
+ Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự.
Khái niêm giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự cũng được quy định tại điều 62 BLDS đối với người chưa thành niên. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo thủ tục sau:
Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ. Nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hay một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm giám hộ thì người con cả là người làm giám hộ, nếu con cả không có đủ điều kiện thì người con tiếp theo có đủ điều kiện là người làm giám hộ.
Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hay có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
- Giám hộ được cử.
Là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân của tổ chức làm giám hộ đều có thể trở thành người giám hộ được cử.Việc cử người giám hộ được thực hiện theo 2 trường hợp cụ thể: không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại điều 61 và điều 62 BLDS năm 2005.
Ngoài ra, trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người thay mặt đương nhiên cho con chưa thành niên.
4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
a. Nghĩa vụ của người giám hộ
Tại các điều 65, điều 66, điều 67 BLDS 2005 có quy định rõ về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ.
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi.
Người giám hộ của người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bao gồm các nghĩa vụ: thay mặt cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, quản lí tài sản của người được giám hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt giám hộ với đại diện.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ đều do người giám hộ thực hiện với tư cách là người dại diện theo pháp luật.
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ: người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được cho, tặng tài sản của người được giám hộ; chỉ sử dụng định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ. Đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ đối với người được giám hộ liên quan đến tài sản đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người thay mặt cho người được giám hộ cho nên những giao dịch dân sự này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể trong một quan hệ. Ngoài ra, người giám hộ đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi một phần, với tư cách là người thay mặt kiểm soát việc thực hiện các giao dịch do người được giám hộ thực hiện dưới hình thức “đồng ý” – đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó.
b. Quyền của người giám hộ
Người giám hộ có các quyền được quy định tại điều 68 BLDS, ngoài ra còn có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (điều 64 BLDS). Các quyền của người giám hộ nhằm thực hiện mục đích của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ.
Bên cạnh nghĩa vụ đối với người được giám hộ thì người giám hộ có các quyền sau đây:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc,chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ: Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản thì người được giám hộ không chỉ có nghĩa vụ quản lí mà còn có quyền quản lí tài sản đó để chăm sóc chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu, hợp lí của người được giám hộ. Nhu cầu cần thiết của người được giám hộ cần xác định căn cứ v...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status