Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 1
1. Khái quát chung về Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) 1
1.1. Sự ra đời, mục đích, chức năng, nhiệm vụ 1
1.2. Cơ cấu tổ chức 2
1.3. Mối quan hệ giữa UNESCO với Liên hợp quốc 3
2. Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên 4
2.1. Vai trò của UNESCO thể hiện trong việc liên kết tập hợp được đông đảo các quốc gia thành viên 4
2.2. Vai trò của UNESCO thể hiện qua các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn 5
2.3. Sơ qua về quan hệ hợp tác Việt Nam – UNESCO 8
C. KẾT LUẬN 8
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39629/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Các tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc (Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc) là các tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc thông qua một hiệp định hợp tác song phương, do Hội đồng kinh tế - xã hội, thay mặt Liên hợp quốc kí kết. Nếu như Liên hợp quốc có nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới thì các tổ chức này lại có nhiệm vụ cụ thể trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Để làm rõ điều trên, trong bài viết này em xin: Phân tích làm sáng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc cụ thể là Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
1.1. Sự ra đời, mục đích, chức năng, nhiệm vụ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
Chức năng: UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm Nguồn: Điều 1 Công ước thành lập UNESCO
:
- Thứ nhất, khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;
- Thứ hai, thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
+ Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;
+ Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hay bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;
+ Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;
- Thứ ba, duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
+ Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;
+ Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, công cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Nhiệm Vụ: UNESCO đang đề ra nhiệm vụ thực hiện các Mục tiêu  Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), cụ thể:
- Giảm một nửa tỉ lệ người  dân sống trong tình trạng cùng kiệt cùng cực ở các nước đang phát triển vào năm 2015;
- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015;
- Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005;
- Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005 nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào năm 2015.
1.2. Cơ cấu tổ chức
UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký.
Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu), họp hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách.
Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành thay mặt cho Chính phủ nước mình.
Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
1.3. Mối quan hệ giữa UNESCO với Liên hợp quốc
Theo thỏa ước được Đại hội đồng UNESCO lần thứ nhất thông qua ngày 6/12/1946 và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày 14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ thuật của Liên Hợp Quốc về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO: giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin. Đồng thời UNESCO cũng là cơ quan thực hiện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về những lĩnh vực đó.
Khác với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác như UNDP, UNCTAD, UNICEF ...có quyền quan hệ trực tiếp với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, UNESCO cũng như các cơ quan chuyên môn khác quan hệ với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) và hàng năm gửi báo cáo lên Hội đồng này. UNESCO và Liên Hợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến và tham gia những hội nghị của nhau nhưng không có quyền biểu quyết.
UNESCO có quan hệ ngang với các tổ chức chuyên môn khác như FAO, ICAO, ILO, WHO, IMF ... cũng như với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp quốc, chủ yếu là về các vấn đề chính sách và những “chương trình hành động phối hợp”. Các “Chương trình ngoài ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc tài trợ (UNDP, UNICEF, UNIDO, UNCTAD, FAO ...) nhưng việc thiết kế và thực hiện do các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm.
2. Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên
2.1. Vai trò của UNESCO thể hiện trong việc liên kết tập hợp được đông đảo các quốc gia thành viên
Số lượng thành viên đông đảo:
Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thành viên của UNESCO. Các nước ngoài Liên Hợp Quốc có thể gia nhập UNESCO nếu được 2/3 Đại hội đồng UNESCO chấp nhận. Ngoài thành viên chính thức, UNESCO còn có một số thành viên liên kết. Nước thành viên nào bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc mặc nhiên sẽ không còn là thành viên của UNESCO. Bất cứ nước thành viên hay thành viên liên kết nào cũng có thể xin ra khỏi UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhất định. Trong lịch sử UNESCO đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCO như Mỹ (năm 1984), Anh và Singapore  (năm 1985). Sau một thời gian rút khỏi UNESCO,  Mỹ và A...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status