Tiểu luận Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam



MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 1
B. Phần nội dung . 1
I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua . 2
II. Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam 3
1. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại quốc gia .4
2. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế .5
3. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam .6
4. Nhu cầu ngân sách nhà nước 8
5. Ý thức của người nộp thuế 9
a. Giá tính thuế nhập khẩu
b. Thuế xuất thuế nhập khẩu
c. Không kê khai trung thực thuế nhập khẩu
III. Giải pháp cơ bản khắc phục những mặt hạn chế của các yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu nhằm hoàn thiện pháp luật nhập khẩu ở nước ta hiện nay 10
1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 10
2. Những giải pháp cụ thể .11
C. Phần kết luận 13
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39556/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hẩu ở nước ta hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua
Pháp luật thuế nhập khẩu được sửa đổi bổ sung nhiều lần xuất phát từ thực tiễn nhập khẩu hàng hóa cũng như những cam kết trong phạm vi toàn cầu, đã có những đóng góp quan trọng trong trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với quốc tế. Nhìn chung, luật thuế nhập khẩu đã phù hợp với các nguyên tắc và nền tảng pháp lí chung của các chế định kinh tế quốc tế, góp phần hình thành nền tảng pháp lí quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Luật thuế nhập khẩu đã tạo nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước, tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước.
Luật thuế nhập khẩu đã phát huy vai trò của mình trong việc bảo hộ một cách hiệu quả những mặt hàng có thế mạnh sản xuất trong nền sản xuất nội địa như các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp hay các ngành sản xuất còn non trẻ khác xét điều kiện trong nước còn chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như chất lượng so với các quốc gia khác trên thế giới như ngành sản xuất ô tô…
Tuy nhiên, luật thuế nhập khẩu cũng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong qúa trình thực thi. Mức thuế suất thay đổi liên tục dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Mức thuế suất hiện nay của Việt Nam là 17.8%, cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác là thành viên của WTO như: Trung Quốc 10.1%, Grudia 6.61%; Estonia 7.93%...Trong tiến trình hội nhập, biểu thuế suất của VN nhìn chung còn phản ánh khuynh hướng thực hiện chức năng bảo hộ và thu ngân là chính.
Vấn đề xác định giá trị hải quan trong nhập khẩu hàng hóa theo thông lệ quốc tế vẫn còn hẹp về phạm vi áp dụng, hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp không tạo ra sự công bằng, tự do trong thương mại.
Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, còn nhiều qui định chồng chéo chưa thống nhất, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Chẳng hạn như: Theo qui định tại điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về thời hạn nộp thuế đã qui định rõ thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên theo điều 28 khoản 1 Luật hải quan sửa đổi bổ sung thì qui định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ lại lấy tiêu  chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan. Ngoài ra không có sự thống nhất giữa qui định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật quản lí thuế về tỉ lệ số tiền nộp phạt đối với trường hợp nộp chậm tiền thuế. Cụ thể theo điều 23 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tỉ lệ này là 0.1% còn theo Điều 106 Luật quản lý thuế là 0.05%. Một ví  dụ khác: một qui định gây nhiều khó khăn trong áp dụng đó là qui định về thuế suất thông thường không quá 70% thuế suất ưu đãi. Điều này đã gây những cách hiểu không thống nhất dẫn đến việc áp dụng không chính xác.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi trong các vụ kiện chống bán  phá giá  ở nước ngoài và cũng chịu nhiều những bất lợi lớn khi các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt Nam. Để đối phó với tình trạng này, pháp luật về thuế nhập khẩu đã có những qui định về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử. Mặc dù chúng ta đã có hai pháp lệnh về chống trợ cấp và pháp lệnh về chống bán phá giá nhưng những qui định này vẫn chưa phát huy tác dụng trên thực và hầu như không được áp dụng. Lí do những văn bản chưa qui định cụ thể, một số qui định còn chưa phù hợp và Việt Nam vẫn chưa được các thành viên WTO công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường. Do vậy quá trình áp dụng những qui định này cũng khá khó khăn.
Pháp luật hiện hành qui định về bộ hồ sơ hải quan nhiều hơn so với công ước Kyoto tới bốn loại đó là: Chứng thư giám định, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai tri giá hải quan. Qui định mới về việc không truy thu đối với hàng hóa thuộc diện truy thu nếu chuyển nhượng lại cho chủ thể được miễn hay xét miễn thuế nhập khẩu để tránh những hiện tượng tiêu cực trong thực tiễn. (Điểm a khoản 1 điều 21 nghị định 149/2005/NĐ-CP). Qui định này dẫn đến hiện tượng các đối tượng thuộc diện chịu thuế câu kết với tổ chức cá nhân thuộc diện miễn thuế hay xét miễn thuế hay cán bộ hải quan làm hồ sơ giả để không bị truy thu thuế. Với sự ra đời của Luật quản lí thuế 2006 đã ghi nhận một cách cụ thể trình tự thu tục về kê khai thuế nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu, truy thu thuế nhập khẩu, hoàn thuế…Vì vậy những qui định trong luật thuế nhập khẩu về những thủ tục này trở nên không cần thiết nữa thậm chí còn gây ra sự chồng chéo, không thống nhất.
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về những qui định không thống nhất của pháp luật mà trên thực tế đã gây ra những cản trở nhất định trong việc áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu. Do đó cần có sự nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học những yếu tố có tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu nước ta để có phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn đề thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
II.    Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam
Có thể thấy việc thực thi luật thuế nhập khẩu trong thực tế chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trước tiên là sự ảnh hưởng đến việc của các yếu tố khách quan như tình hình phát triển của nền kinh tế, chính trị quốc tế cũng như của quốc gia; sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của quốc gia. Đồng thời việc thực thi luật có hiệu quả hay không đồng nghĩa với việc phải xây dựng, ban hành ra một hệ thống pháp luật thuế đáp ứng được các đòi hỏi của thực tế. Điều này phụ thuộc vào các nhà làm luật, trình độ lập pháp cũng như những cam kết quốc tế mà VN gia nhập. Trong quá trình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu, vai trò của các cơ quan chức năng thực hiện việc thu thuế cũng như ý thức của những đối tượng nộp thuế cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong rất nhiều các yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì trong nội dung bài tiểu luận này xin đi tìm hiểu một số yếu tố cơ bản tác động đến việc thực thi thuế nhập khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:
1.     Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại quốc gia.
Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế ở một thời kì nhất định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu và nội dung pháp luật thực định về thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn đó. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ suy cho cùng chính sách và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu chỉ là tấm gương phản chiếu thực trạng tình hình kinh tế và xã hội trong nước và quốc tế mà thôi.
Pháp luật luôn phản ánh dưới hình thức pháp lý vào quan hệ xã hội, một sự phản án lệ thuộc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status