Tiểu luận Các quy phạm xung đột ghi nhận trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Các quy phạm xung đột ghi nhận trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005



Đối với trường hợp người để lại thừa kế có để lại di chúc phân chia tài sản thừa kế, vấn đề trọng tâm chính là hiệu lực của di chúc. Để đảm bảo cho di chúc phân chia di sản có hiệu lực, có hai vấn đề cần quan tâm chính là vấn đề người lập di chúc có đầy đủ năng lực lập di chúc hay không và hình thức của di chúc có hợp pháp hay không.
Về xác định năng lực lập di chúc của người lập di chúc: Khoản 1 Điều 768 có quy định phải tuân theo pháp luật nước người lập di chúc là công dân. Như vậy hệ thuộc được pháp luật Việt Nam lựa chọn áp dụng là Luật quốc tịch để giải quyết xung đột. Việc lập di chúc là quyền của mọi cá nhân để được định đoạt tài sản của mình và việc lập di chúc là việc cá nhân bằng chính hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền đó. Nói cách khác đây chính là năng lực chủ thể của một cá nhân (bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi) .Quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 762 BLDS VN bởi vì theo Điều 762 những di chúc được lập tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước họ mang quốc tịch.Quy định tại khoản 2 Điều 762 BLDS là hợp lý để nhà nước việt nam đảm bảo quản lý nhà nước đối với di chúc được lập tại nước mình. Do đó, theo em nhà làm luật cần bổ sung thêm trường hợp này vào Điều 768 để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pl Việt Nam.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39530/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh thổ rất nghiêm ngặt của luật hình sự, luật hành chính… không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ trên.
3) Quy phạm xung đột
3.1 Khái niệm
Phương pháp xung đột được xem là phương pháp đặc thù của tư pháp quốc tế với việc sử dụng các QPXĐ để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Do số lượng quy phạm xung đột nhiều và phạm vi điều chỉnh của QPXĐ tương đối rộng( trong hầu hết các lĩnh vực của TPQT) đây là điều mà QPTC không có.
QPXĐ là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm pháp luật. Các quy phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước này hay nước khác để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Như vậy, có thể nói QPXĐ luôn mang tính chất “dẫn chiếu”. Khi QPXĐ dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể và các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật đó được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, đó chính là tính chất “song hành” giữa QPXĐ và quy phạm thực chất trong điều chỉnh pháp luật. Cùng với quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật QPXĐ dẫn chiếu tới, rõ ràng QPXĐ đã thể hiện khả năng quy định những quy tắc xử sự cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ thể.
3.2 Cơ cấu của QPXĐ
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quy phạm pháp luật thông thường nói chung được cấu thành bởi các bộ phận là: giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, khác với các quy phạm pháp luật thông thường thì QPXĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là phần Phạm vi và phần Hệ thuộc. Hai bộ phận này không thể tách rời trong bất kỳ quy phạm nào:
Phạm vi: Quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào.
Hệ thuộc: quy định chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.
II) Các quy phạm xung đột ghi nhận trong BLDSVN 2005
Quy phạm xung đột trong lĩnh vực chủ thể
Chủ thể là ngượi tạo lập lên quan hệ dân sự, do đó năng lực chủ thể sẽ quyết đinh giá trị pháp lý của quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ TPQT nói riêng. Trong TPQT thì người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản. Năng lực chủ thể là khả năng mà Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức nào đó tham gia vào quan hệ pháp luật khi đã thỏa mãn những điều kiện nhất định được pháp luật quy định. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
1.1 Năng lực pháp luật
Điều 761 BLDS 2005 là khung pháp lý cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài. Quy định này khẳng định năng lực pháp luật của cá nhân người nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch, hay nói cách khác là nước mà người đó là công dân. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ của tư pháp quốc tế khi sử dụng một hệ thuộc cơ bản của tư pháp quốc tế là hệ thuộc luật quốc tịch.Quy định như vậy còn cho thấy rõ quan điểm của VN về vấn đề này, đó là tôn trọng pháp luật của nước mà người nước ngoài đã lựa chọn mang quốc tịch.
Xuất phát từ nguyên tắc đãi ngộ như công dân, đối với người nước ngoài, pháp luật Việt nam còn quy định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”- đây là quy định phù hợp với các quy định quốc tế cũng như các quy đinh của các quốc gia khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ lĩnh vực nào, người nước ngoài cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự như đối với công dân Việt Nam. Ví dụ: các quyền về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử…
1.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
Trong việc quy định năng lực hành vi của cá nhân pháp luật VN áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Cụ thể tại Điều 762 BLDS 2005 năng lực hành vi của cá nhân là người nước ngoài được xác lập theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Đây là một quy định phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế vì do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà mỗi cá nhân sẽ có những khả năng bằng hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự khác nhau.
Tuy nhiên đối với việc xác định năng lực hành vi của cá nhân là người nước ngoài, pháp luật Việt Nam vẫn ghi nhận trường hợp ngoài lệ không áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Cụ thể là trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trên lãnh thổ Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này sẽ là thuận tiện cho các giao dịch dân sự mà người nước ngoài xác lập, thực hiện tại Việt Nam.
Nếu trong trường hợp chủ thể trong quan hệ TPQT có hai hay nhiều quốc tịch thì căn cứ áp dụng pháp luật sẽ theo quy định tại khoản 2 điều 760 BLDS 2005 .Người có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú trước khi chết; nếu người đó chết tại một quốc gia mà họ không mang quốc tịch thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà họ có quốc tịch và có sự gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.Điều kiện sống ở nước họ mang quốc tịch và nơi họ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tư duy của họ khi tham gia quan hệ TPQT. Điều này đảm bảo cho chủ thể được đảm bảo quyền và nghĩa vụ. Mặt khác, quy định này còn góp phần dễ dàng lựa chọn pháp luật áp dụng
Trên thực tế, việc xác định người không có năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng như việc xác định một người mất tích hay đã chết là những việc cần thiết và cũng thường gặp trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết tại Điều 763, 764 BLDS 2005. Theo đó,pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến nhân thân của người bị đó. Cần quy định như vậy bởi vì các quyền và nghĩa vụ công dân gắn liền với người bị tuyên bố như trên sẽ do nước nơi ngươi đó có quốc tịch quyết định và ảnh hưởng lớn về sau trong quan hệ của họ tại nước đó. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một quy định khá quan trọng là việc xác định các vấn đề nói trên đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam đảm bảo tính quản lý nhà nước đối với người cư trú trên lãnh thổ của mình.
1.3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài
Bên cạnh cá nhân, pháp nhân nước ngoài cũng là một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status