Pháp luật về kỷ luật sa thải trái pháp luật ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất kinh doanh phát triển, quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng có nhiều thay đổi. Người lao động làm việc, được hưởng lương và những chế độ nhất định đồng thời cũng phải tuân thủ những quy định về kỷ luật lao động được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cũng như trong nội quy lao động của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có quyền quản lý lao động nhằm đảm bảo trật tự nề nếp của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được quy định tương đối cụ thể nhưng các tranh chấp lao động vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng đặc biệt là tranh chấp về sa thải. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án cho thấy số lượng các vụ tranh chấp về kỷ luật sa thải chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, diễn ra gay gắt và phức tạp. Trong đó có rất nhiều trường hợp là sa thải trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do sự thiếu hiểu biết của người sử dụng lao động cũng có thể do sự cố tình vi phạm các quy định pháp luật về kỷ luật sa thải của họ, song cũng không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là pháp luật về kỷ luật sa thải của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đồng thời giữ gìn ổn định trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh, việc nghiên cứu vấn đề kỷ luật sa thải trái pháp luật từ đó hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải nhằm hạn chế việc sa thải trái pháp luật là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về kỷ luật sa thải trái pháp luật, làm rõ những vấn đề cơ bản và thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về sa thải trái pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề đó. Từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm về kỷ luật sa thải được nghiên cứu trong luận văn là kỷ luật trong quan hệ lao động làm công ăn lương, là đối tượng điều chỉnh của luật lao động Viêt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về kỷ luật sa thải trái pháp luật. Đồng thời, khóa luận còn dựa trên những quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước khi đánh giá những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đưa ra.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, đối chiếu…
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kỷ luật sa thải trái pháp luật
Chương 2: Pháp luật về kỷ luật sa thải trái pháp luật ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải và một số biện pháp nhằm hạn chế kỷ luật sa thải trái pháp luật.





CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ KỶ LUẬT SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KỶ LUẬT SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT.
Kỷ luật dưới góc độ chung nhất được hiểu là những quy định, quy tắc, những trật tự mà con người phải tuân thủ khi tham gia vào hoạt động trong một tổ chức, một tập đoàn hay trong một quan hệ cộng đồng . Những quy định này có thể được chuẩn hóa trong các văn bản pháp luật hay có thể là những quy tắc mang tính chất đạo đức, hay thậm chí có thể là những quy định trong nội bộ một tổ chức. Kỷ luật chính là phương tiện để thống nhất hoạt động chung của con người với nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định, là nhu cầu tất yếu để hoạt động xã hội diễn ra một cách ổn định và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tùy theo tính chất của các nhóm quan hệ xã hội cũng như yêu cầu, mục đích của các hoạt động chung, mà có rất nhiều loại kỷ luật khác nhau trong đó có kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động xuất hiện từ rất sớm, từ khi con người biết lao động, có hoạt động chung và dần được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội. Dù xem xét dưới góc độ xã hội (vấn đề con người), góc độ kinh tế (năng suất chất lượng, hiệu quả) hay góc độ kỹ thuật (sự đa dạng của hệ thống các ngành nghề) đều đòi hỏi phải thiết lập kỷ luật lao động. Thiết lập kỷ luật lao động cũng được xem như là một nội dung thuộc quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động trong các đơn vị sử dụng lao động.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là “chế độ làm việc đã được quy định và được sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động, tạo ra sự hài hòa của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất”. Như vậy, dưới góc độ chung nhất (theo nghĩa rộng), kỷ luật lao động được hiểu là trật tự nề nếp mà người lao động phải tuân theo khi tham gia vào các quan hệ lao động. Trường hợp, người lao động không chấp hành hay không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ được giao, họ sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. Pháp luật cho phép người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động trong những trường hợp này. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý với tư cách là chế định của Luật Lao động, kỷ luật lao động được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như các biện pháp xử lý đối với những người không chấp hành hay không chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đó.
Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về kỷ luật lao động. Đó là những “quy định về việc tuân theo thời gian công nghệ, điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động của đơn vị” (Điều 82 Bộ luật lao động). Cụ thể hóa Điều 82 Bộ luật lao động, Điều 3 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vất chất (NĐ 41/CP) quy định: “Kỷ luật lao động theo Khoản 1 Điều 82 BLLĐ bao gồm những quy định về:


U3n35aW4Z4NxZKv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status