Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH . 3
1.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 3
1.2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành 5
1.3 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương . 9
1.4 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành . 13
Chương 2: THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG . 18
2.1 Một số thành tựu trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương 18
2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành đã thể chế hóa được nhiều đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng . 18
2.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản 20
2.1.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn . 21
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết . 25
2.2 Những hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương 27
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội . 27
2.2.2 Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể; bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng 29
2.2.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất . 32
2.2.4 Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay . 37
2.2.5 Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương vẫn còn nhiều bất cập . 40
2.3 Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương . 48
2.3.1 Nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật . 48
2.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật . 49
2.3.3 Tăng cường hoạt động thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật . 50
2.3.4 Thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. 52
2.3.5 Tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật 53
2.3.6 Thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phân tích chính sách trong quy trình lập pháp . 55
KẾT LUẬN 57
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39484/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội; Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;…
Trong lĩnh vực tố tụng, những quy định của pháp luật ra đời về cơ bản đã đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh vì thế có cơ sở pháp lý hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Điều này được thể hiện ở chỗ: Quốc hội nước ta đã hai lần sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án theo hướng thành lập các Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án Việt Nam, trên cơ sở đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996; Pháp lệnh về công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 1993; Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004; … Để các quy định trên được cụ thể hóa và áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, không thể thiếu vai trò của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong việc ban hành Nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành những Nghị quyết: Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/05/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế; Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/04/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;…
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết.
Hiện nay, trên tinh thần chủ động hội nhập, nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: ASEAN, UN, WTO và các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực: APEC, ASEM; tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN, thỏa thuận ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc…; thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp đinh Đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản,… Tuy nhiên, khi nói tới hội nhập, mốc đánh dấu bước ngoặt trên con đường “toàn cầu hóa” của nước ta là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 11/01/2007. Đồng thời với việc tham gia vào các tổ chức thế giới, nhiệm vụ của nước ta là phải tiến hành nội luật hóa các Điều ước quốc tế như đã cam kết.
Nguyên tắc của Tổ chức Thương mại quốc tế quy định: mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế phải bảo đảm các luật, quy định và thủ tục hành chính của mình phù hợp với nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO. Thực hiện theo yêu cầu gia nhập WTO, trong những năm 2004-2005, nước ta đẩy mạnh tốc độ xây dựng pháp luật. Năm 2005, Việt Nam đã thông qua 29 văn bản luật, năm 2006 tiếp tục thông qua 25 văn bản luật nữa. Từ đây, Việt Nam trở thành một trong số ít những nước đầu tiên gia nhập WTO không chỉ có chương trình cam kết xây dựng pháp luật mà đã hoàn thành việc sửa đổi, ban hành mới hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ WTO ngay khi trở thành thành viên. Trong lộ trình gia nhập WTO, nước ta cũng đã kí kết các hiệp định như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994); Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS); Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định tự vệ;… Để thực hiện các cam kết trong các Hiệp định đó, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật: Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Luật Thương mại 2005; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện các Điều ước quốc tế 2005; Luật Cạnh tranh 2005; Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2005;… cùng hàng loạt các Nghị định và Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình, ngay sau khi gia nhập, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,… Có thể nói, việc xây dựng được một khung pháp lý tốt và kịp thời đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận một cách thuận lợi với luật chơi chung của WTO, đồng thời củng cố và xây dựng được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút họ tham gia vào thị trường trong nước. Không những thế điều này còn giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay, các hình thức tín dụng và tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế… Thực tế, không cần chờ đến khi gia nhập WTO, việc nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư thừa nhận là đã tạo ra một môi trường bình đẳng, minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế trên nhiều phương diện,… và điều này đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành một điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư.
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG.
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trong hoạt động lập pháp, để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước ta đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong khi mô hình lập pháp của các nước là tam giác đều thì mô hình lập pháp của nước ta lại là hình chóp nón. Dẫn chứng tình trạng này: theo thống kê của Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học – Văn phòng Quốc hội hiện có khoảng 200 Luật có hiệu lực (không kể Luật sửa đổi, bổ sung) và gần 100 Pháp lệnh nhưng văn bản dưới Luật đang có hiệu lực có đến hơn 10.000, trong đó: Nghị định là 1.512, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 2.242, Quyết định của các Bộ là 2.571, Thông tư là 2.332. Văn bản dưới Luật nhiều gấp 30 lần Luật, Pháp lệnh. Thực tế đó đã gây ra những mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản của cơ quan cấp dưới có hiệu lực pháp lý cao hơn cả văn bản của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, số lượng văn bản quy phạm pháp luật nhiều như vậy không có nghĩa là đã đủ. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành “thừa” văn bản dẫn đến việc không biết phải thực hiện theo văn bản nào, ngược lại, có nhiều lĩnh vực lại thiếu văn b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status